Đền Cờn - Điểm đến của du lịch Quỳnh Lưu
(Baonghean.vn) Từxưa, đền Cờn được coi là gôi đền linh thiêng bậc nhất trong "đệ tứ linh" ở Xứ Nghệ (Đền Cờn, Đền Quả, Đền Bạch Mã (Nghệ An) và Đền Chiêu Trưng (Hà Tĩnh). Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhất là vào các ngày chính hội của Đền thì lượng du khách thập phương đến đây tăng mạnh. Trong không khí lễ hội đầu Xuân, du khách thỏa sức tham quan vãn cảnh Đền và cầu tài cầu lộc. Đền Cờn - điểm đến của du lịch Quỳnh Lưu, một nét đặc sắc của tâm linh người Việt với Tứ vị Thánh Nương, là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ.
Đền Cờn được xây dựng vào năm 1312, ngay sau năm Hoàng đế Trần Anh Tông, thân làm tướng đem quân
Lễ hội đền Cờn xưa được tổ chức kéo dài hơn một tháng với những hoạt động nghi lễ vừa sôi động, hoành tráng vừa nghiêm cẩn. Với tinh thần cộng đồng, đây là dịp huy động nhiều công sức và của cải của dân làng. Lễ hội đền Cờn xưa là một sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của các làng chài ven biển ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Đầu năm Đi lễ Đền Cờn. Ảnh: An Vinh
Mùa xuân năm 1999, sau gần nửa thế kỷ vắng bóng, Lễ hội đền Cờn được phục hồi. Trong dịp Tết cổ truyền, đền Cờn mở cửa liên tục để người dân và du khách đến thăm viếng. Các đội rước kiệu được tập dượt theo đội hình. Ngày 20 tháng Giêng tổ chức tổng duyệt, đám rước kiệu thần gồm đầy đủ lễ bộ bắt đầu tiến từ cổng Đền đi vòng quanh làng làm khuấy động không khí ngày hội. Sau đó, đám rước quay về tập kết tại bãi rộng cạnh đình để nghỉ ngơi chuẩn bị cho đám rước chính thức vào hôm sau.
Sáng sớm ngày 21, ngày hội chính thức bắt đầu với nhiều nghi lễ so với lễ hội cổ truyền kéo dài hơn một tháng với những thủ tục nghi lễ hoành tráng xưa kia, thì lễ hội ngày nay đã được giản lược và có nhiều sự thay đổi về cách thức tổ chức.
Nhìn chung, từ lễ hội năm 1999 đến nay, Lễ hội đền Cờn đã có phần hoàn thiện hơn về kịch bản, sinh động và ấn tượng hơn về nội dung và bài bản hơn về các thủ tục nghi lễ. Tuy Lễ hội đền Cờn ngày nay đã có những biến đổi nhiều so với truyền thống, đặc biệt là việc rút ngắn về thời gian tổ chức lễ hội, nhưng theo chúng tôi, về cơ bản nó vẫn quy tụ và lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của lễ hội cổ truyền xưa. Đó là sự có mặt của đoàn thuyền ngự mang dáng dấp các con thuyền xưa đưa các vị thánh đi du xuân vào dịp mồng 1 Tết xưa kia. Đó là các cuộc đua thuyền tranh giải với tinh thần thể thao thượng võ mà trước đây được tổ chức trong 3 ngày khai hội từ 21 đến 24 tháng Chạp. Đặc biệt, đám rước kiệu vốn được coi là linh hồn của lễ hội xưa ngày nay đã được tổ chức quy củ và hoành tráng hơn, tuy có rút ngắn thời gian nhưng vẫn giữ được nét riêng độc đáo. Chính vì thế, nó đã thu hút được đông đảo người dân và du khách gần xa đến tham dự và chiêm ngưỡng.
Bên cạnh đó, để giữ gìn thuần phong mỹ tục, một số hạn chế trong lễ hội cũng cần có sự xem xét và điều chỉnh lại. Chẳng hạn, tục tung lộc và cướp lộc sau lễ tế trên bãi biển tuy có góp phần làm náo động không khí lễ hội, nhưng mặt trái của nó là do một số người thiếu ý thức cố tình chen lấn, xô đẩy, tranh cướp; hoặc như tục bốc quẻ xem vận hạn cũng diễn ra khá xô bồ ở khu vực cửa đền trong ngày lễ hội...
Lễ hội đền Cờn năm nay sẽ diễn từ ngày 11 đến ngày 12/2 (20-21 tháng Giêng với các hoạt động văn hóa, thể thao như: thi bóng chuyền bãi biển, kéo co, bịt mắt đập niêu, cờ thẻ, giao lưu văn nghệ, đua thuyền truyền thống.... Đặc biệt, tục "chạy ói", một đặc trưng của lễ hội đền Cờn được thể hiện ngay trong lễ rước tạo cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn. Lễ hội đền Cờn đã, đang và sẽ trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Quỳnh Lưu nói riêng và du khách thập phương nói chung.
Nguyễn Anh Văn