Đền Gành, nét đẹp xứ Phuống

(Baonghean) - Đền Gành ở xóm Lam Dinh, xã Thanh Giang (Thanh Chương) không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân địa phương, mà còn là điểm đừng chân của bao du khách mỗi lần về thăm xứ Phuống. Đền toạ lạc bên gành Bình Ngô, nên gọi đền Gành... 
Đền Gành ở xã Thanh Giang (Thanh Chương).
Đền Gành ở xã Thanh Giang (Thanh Chương).
Theo các cụ cao niên trong xóm, đền Gành có từ xa xưa. Nơi đây, sông Lam chảy xiết vào bờ, tạo thành gành nước xoáy sâu cuồn cuộn, gây nguy hiểm cho người và thuyền bè qua lại. Có lẽ vì thế, người dân trong vùng đã xây dựng trên vị trí hiểm yếu của ngôi đền cổ, thờ “Bản cảnh Thành hoàng Lam Giang đại thần”, cầu mong sức khoẻ cho mọi người, hiền hoà cho sông nước, thuận lợi cho làm ăn... Trước mặt đền là gành. Sau lưng đền là làng xóm. Qua thời gian, chiến tranh, bão lũ, đền đã bị hư hỏng, không có tài liệu, sách vở, hay sự tích, câu chuyện truyền khẩu nào nói về nguồn gốc cổ xưa của đền.
Cụ Nguyễn Xuân Đồng (93 tuổi) - cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa cho hay: “Ngày xưa đền Gành có 2 nhà thượng, hạ. Nhà thượng 2 gian 6 cột, nằm dọc, bên trong có nhiều đồ tế khí như gươm, giáo, long ngai, cổ bồng; nhà hạ 3 gian, xung quanh xây tường hàu, là nơi treo một cái mõ to, dài, giống hình con cá, chỉ gõ lên mỗi lúc có việc tại đền. Cạnh đền, cây cối rậm rạp, có nhiều cây cổ thụ sum suê như giới (duối), thị... Cạnh đền là bến Gành, hay còn gọi là bến Lam Dinh, người xưa đã vận chuyển một khối lượng lớn các loại đá về đây, trong đó có những phiến đá như mặt bàn, ghép thành bến nước kiên cố, thuận lợi cho dân làng sinh hoạt bao đời. Bến nước, sân đền là những nơi thân thuộc gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây.
Đền Gành vừa là nơi sinh hoạt tâm linh của bà con xóm Gành (xóm Lam Dinh bây giờ) và vùng lân cận, vừa là nơi hội họp dân làng thuở xưa, mỗi khi có việc. Cụ Nguyễn Hữu Hoà (95 tuổi), nhà ở cạnh đền cho biết: Những ngày cách mạng, chiến tranh, đền là nơi hội họp của cán bộ, các đoàn thể địa phương; là nơi cất giấu vũ khí; nơi tập trung dân làng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng... Từ xưa tới nay, đền luôn là nơi hội tụ linh thiêng trong tâm thức của mỗi người con xóm Gành.
Những năm qua, với sự đóng góp của các gia đình trong xóm, sự ủng hộ, hướng về cội nguồn của con em Lam Dinh trên mọi miền đất nước, đền Gành được trùng tu tôn tạo. Tháng 7/2013, đền được hoàn thành với diện mạo mới, to đẹp, uy nghi, gồm cổng tam quan, hạ điện, thượng điện, giữ được nét uyển chuyển, mềm mại của lối kiến trúc cổ xưa với những mái ngói âm dương lượn vành trăng, những đầu đao hình rồng cong vút... Đồ thờ tự trong nội điện như long ngai, bát bửu, tượng Hộ Pháp... đều được mua sắm đầy đủ. Hiện vật cổ duy nhất còn lại của đền xưa là đôi kiếm thờ. Cuối năm 2014, dân làng khôi phục, nâng cấp hơn 100m đường trước mặt đền, biến một lối đi nhỏ hẹp chênh vênh, sát gành thành một đoạn đường bê tông rộng 4 đến 6m, có móng đá vững chãi và lan can khang trang. Đường đền ôm trọn mặt sau của làng, khép kín với đường làng, đường 533, bằng 2 lối ra vào. Bên phải đền, sát bến Lam Dinh, một “vọng lâu” 4 cột được dựng nên như một toà sen sắp nở. Với người làng, “vọng lâu” này là nơi dừng chân của các vị thần linh, là nơi hóng mát của dân làng mỗi khi ra đền vãn cảnh. 
Từ đền Gành nhìn về phía Bắc, thu vào tầm mắt một vùng non nước Lam giang. Bên phải là bãi Triều, ngô, khoai tít tắp. Bên trái là chợ Phuống, đền Bản Huyện, đình Bích Thị là Di tích Lịch sử - Văn hoá quốc gia. Các công trình này đều nằm gần nhau, trên cùng một dải đất thoáng đãng, soi mình xuống dòng sông Lam, tạo nên một quần thể di tích, một không gian văn hoá linh thiêng, hiếm có, với những vẻ đẹp riêng.
Những ngày sóc, vọng hàng tháng, người dân trong làng và vùng lân cận, lại về đây thắp hương, dâng lễ, cầu phúc cho gia đình mình. Tại đền, hàng năm thường diễn ra các ngày lễ trọng: lễ khai xuân, lễ ông Táo, đại lễ (13 tháng Bảy)... Xuân năm nay, những người con Lam Dinh và du khách gần xa, sẽ được về đền Gành hội tụ trong muôn sắc mới, hân hoan trước những đổi thay trên vùng quê xứ Phuống .
Huy Thư

tin mới

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.