Đến nguyên thủ cũng lúng túng khi bắt tay

Đối với nguyên thủ cấp cao của bất kỳ quốc gia nào, bắt tay luôn được coi là nghi thức ngoại giao cơ bản và tối thiểu từ trước tới nay. Tuy nhiên, đôi khi hành động tưởng chừng rất đơn giản đó lại khiến nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trở nên lúng túng và không biết phải xử lý thế nào.

1. Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada và Tổng thống Mexico

Trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ hôm 29/6 vừa qua, cái bắt tay ba bên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tại Ottawa, đã thu hút sự chú ý của báo giới vì sự lúng túng thể hiện rõ trong từng động tác của các nguyên thủ quốc gia.

Ông Trudeau ban đầu chìa tay đến ông Obama và đưa tay còn lại cho ông Nieto. Trong khi đó Tổng thống Mexico vừa bắt tay ông Trudeau nhưng cũng muốn bắt tay ông Obama. Do vậy, Thủ tướng Canada buộc phải thả tay Tổng thống Mỹ ra thì ông Obama mới có thể bắt tay ông Nieto. Các phóng viên đã nhanh chóng ghi lại những khoảnh khắc bắt tay “kỳ quặc” này của 3 vị nguyên thủ tại Canada.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

2. Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức vào ngày 16/11/2014 tại Brisbane, Australia, khoảnh khắc bắt tay chéo giữa Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Australia Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhận được sự chú ý của giới truyền thông khi ông Obama, khi đó đứng ngoài cùng, cảm thấy khó khăn trong việc bắt tay ông Abbott vì vị trí đặt cánh tay không thuận lợi.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

3. Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ

Trong cuộc gặp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ vào ngày 28/9/2015, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ động bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin thì ông Putin bất ngờ rụt tay lại khiến ông chủ Nhà Trắng rơi vào tình huống khó xử. Mặc dù đây chỉ là hành động đùa vui của ông chủ Điện Kremlin nhưng cũng là một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước.

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)

4. Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Mỹ

Bức ảnh chụp cảnh bắt tay giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cung điện Elysee ở thủ đô Paris của Pháp vào ngày 16/1/2015 được giới báo chí quốc tế đặt tiêu đề là “Chúng ta cùng nhảy nhé?”. Nhiều người nhận định đây là cái bắt tay độc nhất vô nhị khi cử chỉ và ánh mắt của Ngoại trưởng Mỹ dành cho Tổng thống Pháp không khác gì một cặp đôi đang chuẩn bị bước ra sàn khiêu vũ.

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)

5. Tổng thống Zimbabwe và Thủ tướng Trung Quốc

Bức ảnh chụp Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc gặp ngày 26/8/2014 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy một khoảnh khắc khác trong hành động bắt tay ngoại giao. Có thấy rõ từ bức ảnh này là sự hờ hững trong động tác bắt tay và sự nghiêm trang trong nét mặt của lãnh đạo hai nước.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

6. Thủ tướng Nhật Bản và Chủ tịch Trung Quốc

Báo chí phương Tây nhận định cái bắt tay giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 10/11/2014 thể hiện phần nào tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước. Theo đó, ông Abe và ông Tập bắt tay nhưng không nhìn vào mặt nhau và nét mặt của hai nguyên thủ quốc gia được cho là “không thể buồn hơn”.

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)

7. Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Cuba

Tổng thống Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Cuba vào ngày 21/3/2016, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương Mỹ - Cuba. Trong cuộc họp báo tuyên bố ký kết một số thỏa thuận tăng cường hợp tác và đầu tư giữa hai nước ngày 22/3, khi Tổng thống Mỹ định ôm Chủ tịch Cuba Raul Castro thì ông Castro bất ngờ bắt lấy cánh tay ông Obama và giơ lên cao. Khoảnh khắc đầy lúng túng trên đã được lan truyền nhanh chóng trên các phương triện truyền thông.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

Theo Dân trí

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.