(Baonghean.vn) - Làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) ngày càng phát triển, với nhiều sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Thái.
Từ quốc lộ 48, gần đến cầu Châu Tiến rẽ vào con đường đổ bê tông uốn lượn qua cánh đồng Tồng Mộng, đến với làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến. Thời điểm này, bà con đã thu hoạch xong lúa xuân, đàn ông chuẩn bị đất để bước vào gieo cấy lúa vụ mùa, phụ nữ ở nhà tranh thủ dệt vải, thêu thùa.
Từ sợi tơ tằm truyền thống, bà con Hoa Tiến làm ra nhiều sản phẩm phong phú chủ yếu phục vụ nhu cầu cho phụ nữ Thái. Hiện làng nghề có 2 HTX hoạt động là HTX dệt thổ cẩm Minh Hồng và HTX dệt thổ cẩm Hoa Tiến tạo điều kiện cho xã viên hoạt động. Sản phẩm làm ra bao nhiêu, được Ban quản lý HTX thổ cẩm thu mua hết đến đó. Toàn bộ sản phẩm được bán ra cho người dân trong vùng, ra cả Hà Nội và sang Lào.
Dưới đây là làng nghề Hoa Tiến và những sản phẩm thổ cẩm do những bàn tay khéo léo của phụ nữ bản Hoa Tiến làm nên.
|
Đường vào làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến. |
|
Mẹ con chị Sầm Thị Lan miệt mài bên khung cửi. |
|
Chị Vi Thị Hồng là một trong những xã viên chuyên làm đệm tại HTX dệt thổ cẩm Minh Hương. Chị Hồng cho biết, mỗi ngày chị làm được từ 8 - 10 chiếc đệm, HTX trả 180 - 200 nghìn đồng. |
|
Sản phẩm ghế ngồi bằng đệm, bày bán tại HTX dệt thổ cẩm Minh Hương. |
|
Thắt lưng của trang phục phụ nữ Thái. |
|
Những chiếc váy Thái được dệt khá công phu. |
|
Ga trải giường cũng là một trong những mặt hàng được nhiều khách ưa chuộng. |
|
Khách hàng chọn mua túi thổ cẩm tại HTX. |
|
Toàn bộ những sản phẩm thổ cẩm được các xã viên của HTX may bằng máy khâu đạp chân. Theo chị Sầm Thị Hường - Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Minh Hương, HTX đang sử dụng 5 chiếc máy khâu đạp chân, không đáp ứng nhu cầu hiện nay, HTX cần được hỗ trợ mua máy khâu công nghiệp để làm ra sản phẩm nhanh hơn. |
Xuân Hoàng