Dệt may- da giày: Đón đầu cơ hội từ TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may và da giày, vì thuế suất có thể giảm xuống 0%.


Dệt may- da giày: Đón đầu cơ hội từ TPP ảnh 1

Dệt may - Đầu tư lớn

Năm 2012, Việt Nam xuất hàng dệt may sang Mỹ khoảng 7,5 tỷ USD với thuế suất từ 17,3- 32%. Nhưng khi TPP được ký kết, thuế suất có thể xuống 0% nếu DN đáp ứng đúng yêu cầu về xuất xứ, sẽ mang lại sức cạnh tranh lớn cho DN Việt Nam.


Ông Lê Quốc Ân- cố vấn cao cấp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho biết, nếu đàm phán TPP thành công, dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế và cơ hội rất lớn ở thị trường Mỹ. Hiện tăng trưởng dệt may vào thị trường Mỹ khoảng 7%/năm và sau khi TPP được ký kết, tăng trưởng sẽ từ 15% trở lên, khả năng sẽ đạt 13 tỷ USD năm 2015 và 22 tỷ USD năm 2020.


Tuy nhiên để đón nhận được cơ hội lớn đó, các DN dệt may Việt Nam phải tích cực chuẩn bị để đáp ứng được những yêu cầu và qui định của TPP, ví dụ như hàng dệt may Việt Nam muốn được hưởng thuế suất 0% thì mọi công đoạn từ sợi trở đi phải được làm ở các nước TPP. Do đó, hiện nhiều dự án sợi, dệt, nhuộm của Vinatex đã và sẽ tích cực hoạt động như: Nhà máy sợi Vinatex Hồng Lĩnh, Nhà máy Phú Tài 2, Nhà máy sợi Phú Hưng, Đông Quý, PVTEX Nam Định, PVTEX Phú Bài 3.


Đặc biệt, trong năm 2013, Vinatex dự kiến sẽ đầu tư 2.400 tỷ đồng vào các dự án sợi, dệt, nhuộm, may, xem đây là chiến lược quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Ông Lê Tiến Trường- Phó Tổng giám đốc Vinatex- cho hay, chiến lược này sẽ giúp ngành tạo giá trị gia tăng, tăng lợi thế cạnh tranh, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.


Nhiều DN dệt may đang mở rộng hợp tác với DN nước ngoài. Tổng công ty 28 đang hợp tác với một tập đoàn của Nhật đầu tư sản xuất vải len cung cấp cho các DN sản xuất Veston xuất khẩu và mở rộng thêm các nhà máy ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi.


Da giày - Tăng tỷ lệ nội địa hóa


Năm 2012, xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, trong đó 31% ở thị trường Mỹ, với thuế suất 12%. Khi TPP được ký kết, thuế suất còn 0% sẽ tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng giày dép Việt Nam ở thị trường Mỹ.


Theo Hiệp hội Da giày- túi xách Việt Nam (Lefaso), trong TPP, hàng da giày, túi xách Việt Nam có lợi thế cạnh tranh mạnh ở thị trường Mỹ do không có đối thủ. Các đối thủ mạnh của Việt Nam ở lĩnh vực giày dép là Trung Quốc và Ấn Độ tại thị trường Mỹ không là thành viên của TPP. Với TPP, da giày Việt Nam sẽ mở rộng xuất khẩu sang một thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ của 2,7 tỷ người. Dự báo TPP sẽ chiếm hơn 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 31%.

TPP sẽ tạo sức hút các FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm, nguyên phụ liệu, nên dự báo sẽ còn nhiều liên doanh - liên kết nữa giữa DN trong nước và DN các nước trong đầu tư phát triển các khâu dệt, nhuộm, hoàn tất.

Vì thế, cũng để đón đầu, các DN da giày trong nước đã có nhiều chuẩn bị. Chiến lược để tăng sức cạnh tranh và tận dụng lợi thế từ TPP của DN da giày là tập trung tăng tỷ lệ nội địa hóa.


Ông Diệp Thành Kiệt- Phó Chủ tịch Lefaso- cho biết, thời gian qua, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, gia tăng sử dụng nguyện phụ liệu trong nước, nhất là ở những mặt hàng giày vải, giày thể thao. Hiện tỷ lệ nội địa hóa của DN da giày khoảng 55%, dự kiến sẽ đạt 65% trong năm 2013 cho các sản phẩm giày cấp trung, giày thể thao, giày trẻ em, dép các loại. Công ty giày Thái Bình và một số DN khác cũng đang xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất PU và gần đây cũng thấy xuất hiện nhiều mẫu giày sử dụng công nghệ cao trước sản xuất tại Trung Quốc nay được sản xuất tại Việt Nam.


Một lợi thế nữa của ngành da giày trong nước là dù giá nhân công của Việt Nam đang cao hơn Indonesia, Campuchia, Myanmar, nhưng bù lại, năng lực sản xuất của DN Việt Nam được các nhà nhập khẩu đánh giá cao... Vì vậy, dù TPP chưa được ký kết, nhưng đã có nhiều nhà nhập khẩu da giày ở Mỹ tăng các đơn hàng tại Việt Nam .

Theo baocongthuong - P.H

tin mới

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Một số cử tri muốn làm rõ thời hạn bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Một số cử tri muốn làm rõ thời hạn bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

(Baonghean.vn) - Theo dõi Phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh, cử tri cho ý kiến nhận xét về chất lượng thảo luận, cách giải quyết vấn đề bất cập, vướng mắc trong thu hồi, bàn giao, cấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường và các tổng đội thanh niên xung phong.

Làng biển ở Nghệ An hối hả vào vụ sản xuất Tết

Làng biển ở Nghệ An hối hả vào vụ sản xuất Tết

(Baonghean.vn) - Những ngày này, người dân các làng biển ở TX. Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai đang tất bật đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sản lượng nguồn hải sản chế biến để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Nghệ An chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Nghệ An chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

(Baonghean.vn) - Trước dự báo từ ngày 6-7/12 có gió mạnh trên biển, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã có Công văn 230/VP-PCTT, chỉ đạo các biện pháp chủ động ứng phó.

Phụ nữ Kỳ Sơn vượt đói nghèo, lạc hậu

Phụ nữ Kỳ Sơn vượt đói nghèo, lạc hậu

(Baonghean.vn) - Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện nghèo Kỳ Sơn đang từng bước được cải thiện. Sự tiến triển ấy có sự đóng góp của những người phụ nữ. Họ đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

(Baonghean.vn) - Hội nghị kết nối giao thương nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, kết nối 2 chiều, đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối tỉnh Nghệ An và đưa hàng hóa tỉnh Nghệ An vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành trong cả nước.

[Infographics] Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An năm 2023

[Infographics] Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả của UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 ở Nghệ An đạt được kết quả khá.

Giá vàng lập đỉnh mới, thị trường Nghệ An vẫn vắng lặng

Giá vàng lập đỉnh mới, thị trường Nghệ An vẫn vắng lặng

(Baonghean.vn) - Chốt phiên giao dịch ngày 4/12, giá vàng thế giới lên sát 2.140 USD/ounce và giá vàng trong nước lập đỉnh mới với 74,5 triệu đồng/lượng. Sáng 5/12, giá vàng trong nước giảm mạnh so với hôm qua. Giá vàng liên tục biến động, trong khi đó, thị trường vàng ở Nghệ An khá yên ắng.