Đi tìm nguồn gốc chiếc “nón lá xứ Nghệ” nức danh một thời

(Baonghean.vn) - Ít ai biết rằng, chiếc "nón lá bài thơ" gắn với hình ảnh xứ Huế lại có nguồn gốc bắt đầu từ mảnh đất Nghệ An nắng gió, đã từng được đi vào thi ca một thời.
Chiếc nón lá gắn với cuộc đời tảo tần của bà, của mẹ, của chị. Vừa mộc mạc, vừa mỏng manh, nhưng cũng đầy duyên dáng. Đâu chỉ để che bụi, che mưa, che nắng, nón còn mang cả tâm hồn, bao gửi trao tha thiết.
Đi từ rừng xuống biển, đâu đâu chẳng thấy bóng nón? Làm từ lá cọ, hay lá gồi, lá buông được vuốt, hơ cho phẳng, cộng với những thanh tre, nứa chuốt làm khung, uốn làm vòng… Thế là nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Những chiếc nón lấp lóa dưới ruộng muối che nắng chói, những chiếc nón chạm nhau trên bến cá ban mai mỗi lúc thuyền về, những chiếc nón lao xao câu chuyện chợ chiều đong những niềm vui bé nhỏ, những chiếc nón ngả xuống phe phẩy quạt khi nghỉ chân, những chiếc nón nghiêng nghiêng che nụ cười thôn nữ khi biết thẹn thùng…
Nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Ảnh: Lê Thắng
Nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Ảnh: Lê Thắng

Mỗi lần nghĩ về chiếc nón là lại nghĩ về bao sương nắng. Nón bạc màu đi theo tháng năm, trĩu nặng gió mưa mà thành nón mê. Nhưng mà nón đã từng đẹp đẽ lắm trong ngày theo cô dâu mới đội đầu, nón đẹp đẽ lắm ở trong thơ, trong nhạc.

Yêu nón, yêu quê, không ai không biết tới bài hát “Gửi em chiếc nón bài thơ” của nhạc sỹ Lê Việt Hòa phổ thơ Sơn Tùng. Xung quanh bài hát cũng có bao nhiêu câu chuyện để kể. Hãy nghe nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo từng kể rằng, có nhiều bạn đọc thắc mắc với ông: Họ rất thích bài hát “Gửi em chiếc nón bài thơ” nhưng cái câu hát đầu tiên “Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ” khiến họ suy nghĩ. Lâu nay mọi người chỉ nghe nói “Nón bài thơ xứ Huế”, hoặc “nón Huế” chứ chưa nghe ai nói “Nón bài thơ xứ Nghệ” cả. Vậy có phải tác giả đã nhầm lẫn không? Hay vì tác giả là người xứ Nghệ nên muốn “giành” về cho quê mình chiếc nón bài thơ?
Ảnh: Lê Thắng
Ảnh: Lê Thắng

Thế là, nhân có nhà thơ Lê Thái Sơn (Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ An ngày trước) và nhà thơ Hoàng Cát tới chơi, nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đem thắc mắc kể trên ra để mạn đàm. Về sau, cả 3 nghệ sỹ cùng thống nhất tới nhà tác giả Sơn Tùng để thăm ông, đồng thời “hỏi cho ra nhẽ”.

Ảnh: Lê Thắng
Ảnh: Lê Thắng

“Ngồi trò chuyện với ông, chúng tôi mới được biết rằng thuở xưa, nón Nghệ rất nổi tiếng và được xếp vào hàng vật phẩm tiến vua, tất nhiên là để dùng cho cung tần mỹ nữ. Thuở ấy Huế là kinh đô, và chiếc “nón bài thơ xứ Nghệ” dần dà đã trở thành phổ biến ở Huế, rồi được gọi là nón Huế. Để chứng minh cho điều này, nhà văn Sơn Tùng đọc cho chúng tôi nghe mấy bài ca dao có liên quan đến nón Nghệ, ví dụ như bài thách cưới có câu: “Ba trăm nón Nghệ đội đầu - Một người một cái quạt Tàu thật xinh”. Nón Nghệ không chỉ đẹp và quý làm lễ vật trong đám cưới mà còn sánh với quạt Tàu là thứ hàng ngoại xa xỉ.

Ảnh: Lê Thắng
Ảnh: Lê Thắng
Tất nhiên nhà văn Sơn Tùng là người xứ Nghệ nên ông biết quý trọng và tự hào về những vật phẩm nổi tiếng của quê hương mình, nhưng không phải vì thế mà cái gì tốt của người cũng “vơ vào”. Ông sáng tác bài thơ này năm 1955 nhân dịp đi dự Đại hội Thanh niên Sinh viên thế giới lần thứ 5 tại Ba Lan. Bài thơ in lần đầu tiên trong tờ báo Sinh Viên, đến năm 1960 nó được in lại trên báo Thống Nhất, rồi được đưa vào tập thơ chọn lọc “Bàn tay yêu thương” của nhà xuất bản Lao Động. Năm 1975 thống nhất đất nước, nhạc sĩ Lê Việt Hòa đã phổ nhạc bài thơ này thành một bài hát nổi tiếng với lời ca và âm nhạc thật đẹp: “Em đội nón bài thơ - đi đón ngày hội mới - Nước non liền một dải - Vẹn tròn như chiếc nón bài thơ”.
Ảnh: Hải Vương
Ảnh: Hải Vương
Như vậy, bài hát mà bắt nguồn từ bài thơ đã cho ta một thông tin thật hay về chính quê hương xứ Nghệ. Song hay thì hay thật, mà cũng lắm ngậm ngùi. Bao nhiêu làng nghề của ta, với những nghệ nhân có đôi tay tinh xảo đã dần… biến mất? Bao nhiêu thức quà, đặc sản của quê hương… nổi tiếng là thế, rồi cũng nhòa nhạt vào muôn vạn thứ đời thường? May mà với nón, vẫn còn đó bài thơ, bài hát mà giữ lại một chút dư hương. May mà, với nón, vẫn còn đó những tảo tần hôm sớm của phụ nữ quê Nghệ khắp mọi miền.
Ảnh: Nguyễn Đạo
Ảnh: Nguyễn Đạo

Chợt nhớ bài ca dao xưa xa, bài ca thách cưới nhà văn Sơn Tùng đã nhắc:

"Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra mầu xinh sao
Cưới em trăm tấm gấm đào
Một ngàn viên ngọc,
hai mươi tám ông sao trên trời
Tráp vàng dẫn đủ trăm đôi
Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng
Sắm xe tứ mã đưa sang
Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu
Ba trăm nón Nghệ đội đầu
Mỗi người một cái quạt Tàu thật xinh!"

tin mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Người dân miền Tây Nghệ An đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ đặc sản Tết qua mạng

Người dân miền Tây Nghệ An đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ đặc sản Tết qua mạng

(Baonghean.vn) - Thời điểm cuối năm, các cơ sở chế biến bò giàng, lạp xưởng (Kỳ Sơn, Tương Dương), rượu Khâu Hin (Con Cuông) và thịt chua (Quế Phong)… vừa khẩn trương đẩy mạnh sản xuất, vừa tập trung quảng bá, bán hàng qua các kênh thương mại điện tử cung ứng cho thị trường Tết.

Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An

Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Khi gió bấc tràn về kèm những đợt mưa phùn, cái lạnh miền sơn cước như cứa vào da thịt, cũng là khi những triền núi trồng cải mẹo thẫm xanh. Càng lạnh, cây cải càng xanh tốt, càng giòn và ngon. Đây cũng là thời điểm người dân ở Kỳ Sơn, Tương Dương thu hoạch cải mẹo…

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…