Diện tích giảm, năng suất thấp

18/06/2012 16:00

(Baonghean) - Tại vùng nguyên liệu chè công nghiệp xã Long Sơn (huyện Anh Sơn), nhiều đồi chèmật độ cây thưa thớt. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Luân- xóm 14 xã Long Sơn hiện có trên 6 sào chè công nghiệp được trồng cách đây 10 năm, theo quan sát, các hàng chè để lại nhiều khoảng trống do cây bị chết.

Chị Luân cho hay: “Chè bị chết nhiều trong mấy năm gần đây, gia đình không trồng lại được vì không có vốn, từ đầu năm đến nay, chè thu hái đạt sản lượng thấp, vợ chồng tôi hái 3 đợt được gần 7 tạ (mọi năm đến thời điểm này đã hái 5 lần với sản lượng trên 1 tấn). Sản lượng thấp, không biết trồng chè năm nay có bù lại được công sức chăm bón không”.

Tại các vùng nguyên liệu như Phúc Sơn, Cẩm Sơn hay tại vùng nguyên liệu của Xí nghiệp Chế biến chè Bãi Phủ, chè cũng lâm vào tình trạngchung như thế. Ông Lê Văn Tráng- Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn, cho hay: Vùng nguyên liệu trên địa bàn xã hiện cógần 200 ha chè kinh doanh, do hạn hán, chè chết nhiều, mấy năm gần đây nhà máy lại giảm đầu tư, chính sách hỗ trợ của huyện dường như không có. Điều này hạn chế đến việc mở rộng đầu tư của nhiều hộ, đặc biệt những hộ có chè bị chết do nấm bệnh và già cỗi. Vì thế, 2 năm nay, mặc dù xã triển khai chỉ đạo rất tích cực và đôn đốc việc hoàn thành trồng mới nhưng người dân không mặn mà. Một sốhộtại vùng Ba Chạc, Đập Mòn đã chuyển gần 1 ha chè nguyên liệu sang trồng cỏ chăn nuôi, trồng mía, trồng rừng.




Những vườn chè cằn khô do không được đầu tư ở Anh Sơn.

Ông Cao Văn Hiệp - Giám đốc Nhà máy Chè Anh Sơn, cho biết: Giai đoạn đốn chè năm nay, gặp thời tiết mưa lạnh nhiều nên nấm bệnh phát sinh nhanh, cộng vào đó là nắng hạn kéo dài nên chè phát triển kém, giảm năng suất. Hơn nữa, mặt trái từ việc dùng máy thu hái trên lứa chè lâu năm đã bộc lộ nhiều khó khăn, làm giảm tuổi thọ chè. Nhiều năm nay, sau thu hoạch, bà con vẫn chạy theo lợi nhuận từ các lò mini, các điểm chế biến của tư nhân trên địa bàn và vùng lân cận nên không bán chè cho nhà máy như cam kết ban đầu. Nhà máy không thể kiểm soát hết tình hình thu hái và thu gom nguyên liệu trong từng hộ, từng vùng, nhất là vùng các hộ dân liên kết trồng chè theo hợp đồng.

Năm nay, sản lượng chè không đạt nên nguyên liệuđáp ứng cho sản xuất, chế biến tại đơn vị khó khăn. Nhà máy đã triển khai phương án tăng cường đội ngũ khuyến nông, bám dân, mua chè tận đồi gắn liền công tác vận động, dân vận. Mặc dù vậy, đến nay nhà máy mới chỉ thu mua đạt gần 1 ngàn tấn chè búp tươi, giảm 40%so với chỉ tiêu cùng kỳ và chỉ đạt 20% sản lượng so với kế hoạch. Hiện, đơn vị đang tập trung sản xuất chè xanh,sản phẩm chè CTC đang phải cầm chừng. Từ nay đến cuối năm, việc hoàn thành thu mua 2500 tấn chè nguyên liệu để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất 800 tấn chè khô đang là bài toán khó của nhà máy .

Chị Nguyễn Thị Luân còn cho biết: “2/3 sản lượng chè thu hái chị vẫn nhập cho nhà máy với giá từ 28 ngàn đồng/yến đến 36 ngàn đồng/yến. Chúng tôi bán cho nhà máy để đượclâu dài, lại đượcnhà máyđầu tư phân đạm từ đầu vụ. Tuy nhiên, tư thương có phương tiện đến tận nhà, giá chè ổn định đại trà 35 ngàn đồng/yến nên 1/3 sản lượng còn lại chị nhập cho tư thương. Trung thành với nhà máy chúng tôibị thiệt ”.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn, kể từ năm 2004 đến nay, toàn huyện có gần 300 ha chè chết không được bà con trồng lại. Các xã như Đức Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Lạng Sơn diện tích trồng chè mớigần như không triển khai được. Điều này cũng là lời giải cho thực trạng năm nay ở vùng chè nguyên liệu Anh Sơn khó đạt về diện tích.


Lương Mai

Diện tích giảm, năng suất thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO