Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Trên siêu âm, người ta phân gan nhiễm mỡ thành 3 cấp độ: nhiễm nhẹ (độ I), độ II và độ III. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ là: nhân viên văn phòng, béo phì, bị bệnh đái tháo đường, mỡ máu tăng cao hơn mức cho phép, nghiện rượu, nhiễm chất độc hoặc sử dụng một số loại thuốc gây độc gan (tetracycline, glucocorticoide, tamoxifen…), bị các bệnh mạn tính về gan (viêm gan C mạn), suy dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh…
(Baonghean) - Trên siêu âm, người ta phân gan nhiễm mỡ thành 3 cấp độ: nhiễm nhẹ (độ I), độ II và độ III. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ là: nhân viên văn phòng, béo phì, bị bệnh đái tháo đường, mỡ máu tăng cao hơn mức cho phép, nghiện rượu, nhiễm chất độc hoặc sử dụng một số loại thuốc gây độc gan (tetracycline, glucocorticoide, tamoxifen…), bị các bệnh mạn tính về gan (viêm gan C mạn), suy dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh…
Phải giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ đọng mỡ trong gan, như kiểm soát tốt đường máu, mỡ máu, chống béo phì, điều trị bệnh viêm gan C…, kết hợp với loại bỏ tối đa các yếu tố nguy cơ.
Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và dự phòng tiến triển lên các mức độ nặng hơn, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên kiểm tra thêm tình trạng mỡ, đường, chức năng gan trong máu và đến bác sĩ chuyên khoa điều trị ngay các rối loạn trên nếu có.
- Hạn chế lượng bia rượu trong ngày ở mức thấp nhất có thể, nếu bỏ được bia rượu càng tốt.
- Tăng cường vận động thể lực (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chơi thể thao) đều đặn hằng ngày.
- Hạn chế ăn các chất béo và ngọt, tránh dùng các loại thức ăn nhanh, thay đồ ăn chiên xào bằng các món luộc để giảm dầu mỡ.
- Hạn chế ăn các loại nội tạng động vật (lòng gan heo, bò, gà vịt…), lòng đỏ trứng.
- Tăng cường ăn rau xanh (rau cần, lá sen, lá trà…) và các loại củ quả, các loại đậu cũng tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ (đậu nành, đậu côve, đậu tương, ngô…).
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm (xét nghiệm máu, siêu âm bụng…) để theo dõi tiến triển của bệnh.
A.V (tổng hợp)