"Điều ước" cuối năm của Paris và Berlin

(Baonghean) - Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra hôm thứ 5 (18/12) ở Brussels, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có một cuộc “trò chuyện” về vấn đề Ukraina đồng thời mong muốn có được những sáng kiến ngoại giao trong  việc giải quyết các cuộc xung đột đang diễn ra tại miền Đông của quốc gia này.

Tối thứ Năm, rạng sáng thứ Sáu, trong một cuộc gặp mặt với người đồng cấp Angela Merkel bên lề Hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Hollande mong muốn có “nhiều bước tiến” trong việc xoa dịu tình hình căng thẳng tại miền Đông Ukraina vào những ngày cuối cùng của năm 2014.

Từ nhiều ngày nay, Pháp và Đức “đã đưa ra nhiều sáng kiến” ngoại giao với mong đợi “đạt được càng nhiều sự đồng thuận càng tốt” trong 2 cuộc gặp giữa các bên liên quan diễn ra trong vòng 10 ngày tới. Cuộc đối thoại đầu tiên giữa các nhóm liên lạc sẽ diễn ra vào Chủ nhật tuần này tại Minsk. Ngay sau đó, vào đầu tuần sau, các cuộc đàm phán giữa các vị Tổng thống Putin, Poroshenko, Hollande và Thủ tướng Merkel trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh sẽ được khởi động. 
Thủ tướng Angela Merkel (trái) và Tổng thống Francois Hollande  hôm thứ Năm tại Hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra ở Brussels, Bỉ.
Thủ tướng Angela Merkel (trái) và Tổng thống Francois Hollande hôm thứ Năm tại Hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra ở Brussels, Bỉ.
Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel lại thận trọng hơn với “thực tế” những gì đang xảy ra tại miền Đông Ukraina. Bà Merkel cho rằng chỉ cần 1 trong 12 điểm của Nghị định thư Minsk được “áp dụng cho dù nó không hoàn toàn giống với những gì quy định thì cũng có thể được xem như là ngừng bắn”.
Paris và Berlin mong muốn thúc đẩy các bên tuân thủ phần còn lại Nghị định thư Minsk với sự hỗ trợ của Moscow. Được biết, phần còn lại của Nghị định thư Minsk có quy định: Giải trừ quân bị của lực lượng đòi ly khai, kết thúc việc cung cấp vũ khí cho quân ly khai, tôn trọng đường ranh giới giữa các bên, thả tự do cho các tù nhân và khởi động các cuộc bầu cử tại những khu vực đang xảy ra tranh chấp. 
Ông Francois Hollande thừa nhận lệnh trừng phạt của EU đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ ở Nga. Tổng thống Hollande cho biết các biện pháp trừng phạt của EU “sẽ được nâng dần lên và sẽ dựa trên những tiến triển trên chiến trường miền Đông Ukraina”.
Theo nhiều nhà phân tích, những nỗ lực của Pháp và Đức được xem là phương pháp tốt nhất cho Vladimir Putin “để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra tại Nga mà cụ thể là sự cô lập nước Nga” trên chính trường quốc tế.
Chu Thanh (Theo LeFigaro ngày 19/12)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.