(Baonghean.vn) - Đối với người dân vùng cao xứ Nghệ, ngày Tết có 1 ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy mỗi dân tộc đều có cái Tết riêng nhưng trong tâm thức của họ đều hướng về những điều thiêng liêng nhất, cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa và sức khỏe dồi dào. Chính vì lẽ đó, để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, ngay từ tháng 11 (âm lịch) người dân đã bắt tay vào làm những món ăn truyền thống để dâng lên tổ tiên và chung vui trong họ hàng.
|
Trước Tết Nguyên đán cả tháng, nhiều gia đình vùng cao đã bắt tay vào chuẩn bị những món ăn truyền thống để đón Xuân. |
|
Lạp xường là 1 món ăn được làm từ thịt lợn bản. Đây là món ăn truyền thống ngày Tết của người Thái Nghệ An. |
|
Lạp xường có thể rán hoặc nướng. Khi ăn có mùi thơm béo, hơi chua. |
|
Những chú nòng nọc ở suối cũng trở thành món ăn trong bữa ăn của người Thái. |
|
Nòng nọc được làm sạch và ướp tẩm gia vị sau đó cho vào ống nứa để "lam". |
|
Ngày Tết, cả người Thái và người Khơ Mú đều có 1 món ngon nữa là nậm nhoọc. |
|
Nguyên liệu chủ yếu để làm nậm nhoọc là thịt chuột hoặc sóc thêm vào các loại rau rừng và mặc khẻn (tiêu rừng). |
|
Trong ngày Tết, người Khơ Mú có 1 món ăn không thể thiếu để cúng tổ tiên, ấy là moọc cá. |
|
Món moọc cá được chuẩn bị rất công phu và hông lên. Khi cúng tổ tiên xong được phân phát cho mọi người chung vui với rượu cần. |
|
Ngoài món moọc cá, người Thái còn có món moọc rêu bổ dưỡng. |
|
Thịt phơi (giàng) gác bếp cũng là 1 món ăn quen thuộc của người dân vùng cao xứ Nghệ ngày Tết. |
|
Món ột - 1 loại thức ăn đặc trưng của người Thái. Ột được chế biến từ thịt cắt miếng trộn với măng chua, gạo nếp nấu lên dùng để chấm rau. |
|
Người Mông Nghệ An có 1 loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết gọi là "lu dúa". |
|
Người Mông quan niệm, không có "lu dúa" thì không thành Tết. |
Đào Thọ