Đòn chính trị khôn khéo của Obama?

(Baonghean) - Sau rất nhiều năm “ấp ủ”, cuối cùng chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng đã thông báo bản báo cáo tóm tắt dài 480 trang về các biện pháp thẩm vấn nghi phạm về vụ 11/9 của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA). Đây là rõ ràng là “thời điểm thích hợp” để đưa ra thông báo, bởi hầu hết những người thuộc phe Cộng hòa trong quốc hội Mỹ vẫn ủng hộ các biện pháp tra tấn này. Ông Obama không chỉ muốn cho công dân Mỹ cũng như toàn thế giới biết được những gì diễn tại CIA sau vụ 11/9, mà có thể còn là một pha phản đòn của vị tổng thống da màu về phía phe Cộng hòa…
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Dianne Feinstein thảo luận về phúc trình mới, được công bố tại Thượng viện.Ảnh: internet
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Dianne Feinstein thảo luận về phúc trình mới, được công bố tại Thượng viện.Ảnh: internet
Sự kiện ngày 11/9/2001, một loạt vụ khủng bố liều chết bằng máy bay khi một nhóm không tặc gần như cùng lúc cướp 4 máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái 2 phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan (Thành phố New York) mỗi chiếc đâm vào một tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, cả 2 tòa tháp sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, bang Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.
Theo thống kê, tổng số người thiệt mạng trong những vụ tấn công trên lên tới gần 2.999 người (tính cả ở mặt đất và 19 không tặc) và làm hơn 6.200 người khác bị thương. Thiệt hại về kinh tế lên đến hàng chục tỷ đô la, còn nếu tính đến cả chi phí do Mỹ phát động chiến tranh chống khủng bố thì con số này lên đến khoảng 4.000 tỷ USD. Nhiều người Mỹ cho rằng, vụ tấn công khủng bố 11/9 "đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới", và đây là nhận định cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Sau sự kiện 11/9, chính quyền của Tổng thống George W. Bush, đã triển khai nhiều biện pháp như cấm vận kinh tế và quân sự đối với các quốc gia được xem là dung dưỡng thành phần khủng bố, cùng lúc gia tăng các biện pháp giám sát toàn cầu và chia sẻ thông tin tình báo. Trong đó Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA đã được Tổng thống George W. Bush cho phép triển khai chiến dịch chống lại mạng lưới khủng bố Al-Qaeda được biết đến với tên gọi “Dẫn độ, giam cầm và thẩm vấn” hay “các kỹ thuật thẩm vấn tăng cường”.
Năm 2009, sau khi được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Mỹ, nhận thấy chiến dịch "Dẫn độ, giam cầm và thẩm vấn" là vi phạm quyền con người một cách vô nhân đạo nhưng không thu được nhiều kết quả, thậm chí, khi bị hành hạ về thể xác, có thể dẫn đến những thông tin sai lệch sự thật do các "nạn nhân" không thể chịu đựng được. Những biện pháp ấy có thể kể đến như: nhốt vào không gian chật hẹp, không cho ngủ trong thời gian dài, và bịt mặt dội nước, một kỹ thuật khiến nghi can cảm thấy như đang chết đuối. CIA đã sử dụng những “bồn nước đá”, bơm thức ăn ngược lên trực tràng, và đe dọa làm hại người thân của những nghi can... Một người bị tình nghi là phần tử cực đoan đã chết cóng khi bị giam cầm. Điều đáng nói là trong khi nước Mỹ luôn đề cao nhân quyền và đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn năm 1994, nhưng cơ quan tình báo nước này lại sử dụng những biện pháp tra tấn không thể chấp nhận được. Và theo Thượng nghị sỹ Dân chủ Dianne Feinstein: “Nó cho thấy, những hành động của CIA một thập niên trước là vết nhơ trên những giá trị của chúng ta và trên lịch sử của chúng ta”.
Và quả thật, sau khi "vết nhơ" được Tổng thống Obama đưa ra công luận đã gây ra những phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, dư luận đều ủng hộ quyết định "dũng cảm" này của vị đương kim tổng thống da màu. Trong khi hầu hết những người thuộc Đảng Cộng hòa - phe vẫn được coi là có lập trường "diều hâu" lại lên tiếng bênh vực các biện pháp được CIA sử dụng. Có thể kể đến nhân vật rất có tiếng nói rất trọng lượng, đó là cựu Tổng thống George Bush - người đã dung túng cho các hành vi của CIA. Khi trả lời kênh truyền hình CNN, ông nói: “Trước hết, theo những gì tôi biết, báo cáo có tính chất chỉ trích, nhưng việc công bố sẽ kèm theo một báo cáo phản biện của cơ quan tình báo. Tôi xin được nói là chúng ta rất may mắn có được những người đàn ông, phụ nữ làm việc cực nhọc ở CIA phục vụ cho đất nước. Họ là những người yêu nước…
Tôi đã quen biết các giám đốc, phó giám đốc, nhân viên (CIA). Họ đều là những người tốt và đất nước chúng ta rất may mắn có được họ”. Còn phía Dân chủ thì hầu hết đều ủng hộ quyết định của Obama và cho rằng, việc này cần phải đưa ra ánh sáng để tránh lập lại những hành động tương tự trong tương lai, phần nào xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ. Thậm chí, có người còn đổ lỗi cho việc làm của CIA là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Nhà nước hồi giáo IS. Điều này cũng không phải là không có cơ sở, khi những đoạn video mà IS tung cảnh hành quyết thì những con tin phương Tây toàn mặc bộ quần áo màu da cam, màu này gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ tại nhà tù Guantanamo của Mỹ. Đây chắc chắn không phải là "sự trùng hợp ngẫu nhiên", mà là một thông điệp có chủ đích của tổ chức Nhà nước Hồi giáo gửi tới Mỹ. 
Bên cạnh sự chỉ trích trong nước về vụ việc mà CIA đã gây ra, dư luận quốc tế cũng cùng đồng loạt lên án hành vi này. Trong đó có thể kể đến như: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh phản đối các hành động tra tấn và kêu gọi Washington tuân thủ các công ước quốc tế về nhân quyền; gay gắt hơn, thủ lĩnh tinh thần Iran Ali Khamenei chỉ trích “Mỹ là điển hình của một chính thể chuyên chế chống lại loài người,” không chỉ trong các chương trình tra tấn tù nhân của CIA mà còn cả trong việc thực thi luật pháp trong nước; các đồng minh châu Âu thân cận của Mỹ cũng phản ứng mạnh mẽ. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, tình trạng lạm dụng vũ lực nói trên là sự vi phạm trên diện rộng các giá trị tự do và dân chủ, đồng thời nhấn mạnh tình trạng này không được phép tái diễn; người phát ngôn Ủy ban châu Âu Catherine Ray nhận định báo cáo của Thượng viện Mỹ đã làm nảy sinh các câu hỏi quan trọng về tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Mỹ. Cao ủy Liên Hợp quốc về nhân quyền Zeid Raad al-Hussein đòi Chính phủ Mỹ truy tố các quan chức cấp cao CIA đã ra lệnh và thực hiện chương trình tra tấn…
Hiện còn quá sớm để có thể dự đoán chính xác được sau quyết định công bố bản báo cáo dài 480 trang về vấn đề tra tấn tù nhân của CIA. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng có những nhận định ban đầu, việc công bố kết quả cuộc điều tra này có thể sẽ khiến mối quan hệ giữa CIA và Thượng viện Mỹ trở nên cực kỳ căng thẳng. Song đây cũng có thể là nước cờ khôn khéo của ông Barack Obama nhằm lấy lại uy tín sau thất bại tại cuộc bầu cử Quốc hội. Bởi nếu phía Cộng hòa cứ tiếp tục chỉ trích quyết định của Tổng thống Dân chủ, thì uy tín của phe này chắc chắn sẽ giảm sút nghiêm trọng, khi mà bản thân nước Mỹ và cộng đồng quốc tế đã phản ứng dữ dội cái cách mà CIA đối xử với tù nhân là vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Cảnh Nam

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.