Đồng bào dân tộc Nghệ An với mô hình sản xuất nông nghiệp sạch

09/12/2016 17:30

(Baonghean.vn) - Chiều 9/12, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tổng kết và nhân rộng kết quả thực hiện đề án “Nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất nông nghiệp tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu”.

Ông Nguyễn Văn Lập, phó giám đốc Sở NN&PTNT khai mạc buổi tổng kết
Ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại cuộc họp.

Đề án “ Nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu” do Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam tài trợ.

Sau 1 năm thực hiện, Sở NN&PTNT đã tổ chức 44 lớp tập huấn với trên 2.700 người là cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xã và các hộ nông dân tham gia mô hình và ngoài mô hình tham gia, trong đó có 97% học viên là người dân tộc thiểu số.

Chị Cao Thị Châu, bản Na Cẩm, Tam Thái, Tương Dương đại diện cho các hộ thực hiện mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót an toàn sinh học chia sẻ kinh nghiệm tại buổi tổng kết
Chị Cao Thị Châu, bản Na Cẩm, Tam Thái, Tương Dương đại diện cho các hộ thực hiện mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót an toàn sinh học chia sẻ kinh nghiệm tại buổi tổng kết

Nội dung tập huấn tập trung vào: sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, an toàn vệ sinh thực phẩm, các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; kỹ thuật sản xuất các đối tượng cây trồng vật nuôi gắn với xây dựng mô hình trình diễn tại từng vùng như kỹ thuật chăn nuôi gà thịt gà sinh sản an toàn sinh học, kỹ thuật sản xuất chè và rau an toàn theo hướng VietGAP, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Qua việc đào tạo, tập huấn chuyển giao KHKT đã giúp người dân tiếp cận, nắm bắt những tiến bộ mới, từ đó thay đổi cách nghĩ, cách làm, áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mô hình chè Tuyết shan tại Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Mô hình ươm chè Tuyết shan tại Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Quỳnh

Ngoài ra, đề án cũng đã xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi tiên tiến cho hàng trăm hộ tham gia, như các mô hình Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP (bí xanh) tại 4 huyện; trồng chè Tuyết shan theo hướng VietGAP tại bản Huồi Tụ, Kỳ Sơn; Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại Hữu Kiệm (Kỳ Sơn), Xá Lượng (Tương Dương), Châu Kim (Quế Phong) và Tân Lạc (Quỳ Châu)... Nhìn chung, các mô hình trình diễn đều đạt hiệu quả cao hơn so với dự kiến.

Qua thực tế triển khai đề án đã giúp người nông dân, trong đó có nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số nắm được quy trình sản xuất và thực hành theo hướng sản xuất nông nghiêp tốt (VietGAP), góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất để đạt năng suất, hiệu quả, nâng cao thu nhập, đặc biệt là sản xuất thực phẩm an toàn.

Bước đầu ở những vùng dự án đã hình thành tổ hợp tác liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình áp dụng tiến bộ KHKT theo hướng VietGAP đã giảm sự ô nhiễm môi trường, chống sự thoái hóa rửa trôi đất do canh tác truyền thống gây nên.

Phú Hương

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Đồng bào dân tộc Nghệ An với mô hình sản xuất nông nghiệp sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO