Đồng nhân dân tệ lại trượt giá

(Baonghean.vn) - Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm hôm 12/8, chỉ 1 ngày sau khi nước này phá giá đồng NDT trong một động thái gây e sợ về một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu và đặt ra quan ngại rằng Bắc Kinh đang tìm cách hỗ trợ các nhà xuất khẩu.

Đồng NDT của Trung Quốc tiếp tục giảm giá hôm 12/8. Ảnh: Reuters.
Đồng NDT của Trung Quốc tiếp tục giảm giá hôm 12/8. Ảnh: Reuters.

Tỷ giá giao ngay giảm xuống còn 6,43 NDT đổi 1 USD, yếu nhất kể từ tháng 8/2011, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc đặt mức tham chiếu trung bình hàng ngày thậm chí còn thấp hơn mức phá giá hôm 11/8. Đồng NDT còn tụt giá hơn trong thương mại quốc tế, chạm mức 6,57.

Ngân hàng trung ương nước này, vốn miêu tả hành động phá giá là bước đi giúp đồng NDT phản ứng tốt hơn trước các tác nhân thị trường, hôm 12/8 đã tìm cách tái bảo đảm với các thị trường tài chính rằng họ không phải đang khơi mào một sự sụt giảm đều đặn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát biểu trong một tuyên bố: “Nhìn vào tình hình kinh tế quốc tế và trong nước, hiện không có cơ sở để xảy ra xu hướng tiếp tục giảm giá đồng NDT”.

Vụ phá giá hôm 11/8 xảy ra sau khi có những hoài nghi tăng lên của thị trường cho rằng Trung Quốc đang bắt đầu trượt dài hạn về tỷ giá hối đoái. Đồng NDT rẻ hơn sẽ giúp ích cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc bằng cách khiến chúng cạnh tranh về giá hơn trên các thị trường nước ngoài. Cuối tuần trước, số liệu cho thấy xuất khẩu nước này giảm 8,3% trong tháng 7 và giá sản xuất giảm phát trong năm thứ 4.

Thêm nhiều chỉ số được đưa ra hôm 12/8 về sản lượng nhà máy, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định dự kiến sẽ nhấn mạnh sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng động thái của Trung Quốc nhằm khiến đồng NDT phản ứng tốt hơn trước các tác nhân thị trường tỏ ra là một bước đi đáng hoan nghênh và Bắc Kinh nên nhắm tới việc đạt được một tỷ giá hối đoái thả nổi trên thực tế trong 2-3 năm nữa.

Bắc Kinh đang vận động IMF bổ sung đồng NDT vào giỏ đồng tiền dự trữ có tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mà cơ quan này sử dụng để cho các nước vay. Một người phát ngôn IMF cho biết trong tuyên bố gửi qua thư điện tử: “Linh hoạt tỷ giá hối đoái hơn là cần thiết đối với Trung Quốc khi nước này cố gắng trao cho các tác nhân thị trường vai trò quyết định trong nền kinh tế và nhanh chóng hội nhập vào các thị trường tài chính toàn cầu”.

Phú Bình

(Theo Reuters)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.