Dự án Đại học hiện đại nhất Việt Nam đang "đắp chiếu"

Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay vật liệu trượt giá, dự toán dự án nhà Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (ĐH KTQD) đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng.  

Thế nhưng hiện dự án vẫn đang bị “đắp chiếu” trên diện tích hàng chục nghìn m2 ngay giữa Thủ đô Hà Nội.

Dự án nhà Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân (KTQD) HN là dự án nhóm A, đã được Thủ tướng phê duyệt đầu tư từ năm 2003, được giao cho Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) là đơn vị chủ quản trực tiếp thực hiện, là công trình được thiết kế hiện đại nhất trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam với hai tòa tháp cao 13 và 19 tầng.

Dự án Đại học hiện đại nhất Việt Nam đang "đắp chiếu" ảnh 1

Dự án đã hơn 1 năm nay nằm im.

Theo quyết định đã được phê duyệt, dự án này được đầu tư từ 3 nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn tự có của trường và các nguồn vốn huy động khác, nhưng lại không quy định rõ tỷ lệ đối với từng nguồn vốn. Vì vậy, công trình mới được thi công đến tầng 7 thì đã phải tạm dừng từ hơn 1 năm nay do thiếu vốn. Sự đình trệ kéo dài khiến công trình đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, kéo theo sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.

Sau hơn 1 năm ngừng thi công, hệ thống cốt thép, các cáp ứng lực đã bắt đầu hoen gỉ, nước ứ đọng dưới tầng ngầm, khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Từ năm 2008, Thủ tướng đã giao Bộ GD-ĐT phối hợp với các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước và quyết định việc cho phép áp dụng cơ chế này đối với dự án, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án nào được đưa ra…

Mỗi năm, Bộ GD-ĐT chỉ phân bổ cho dự án này từ 30-40 tỷ đồng. Năm 2010, hợp đồng thi công đã hết hạn, dự án mới chỉ được đầu tư 350 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh, nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho ký gia hạn, khiến nhà thầu buộc phải tạm dừng thi công, đẩy chủ đầu tư là trường ĐH KTQD vào tình cảnh vi phạm Luật xây dựng và Luật đấu thầu.

Cùng thời điểm này, thanh tra Chính phủ đã phải vào cuộc với kết luận khẳng định, việc phân bổ này là chưa đúng chủ trương ưu tiên cho các công trình đang thực hiện dở dang. 

Ông Nguyễn Minh Mẫn, vụ trưởng vụ III, thanh tra Chính phủ khẳng định rằng: “Lỗi trước hết thuộc về Bộ GD-ĐT, bởi những công trình đang làm dở dang cần phải ưu tiên số một. Trách nhiệm này cũng thuộc về các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ đã ban hành một kỷ luật thiếu rõ ràng, mạch lạc. Chính vì lẽ đó mà cơ quan này đổ lỗi cho cơ quan kia. Không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chính…”.

Kết luận thanh tra cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch bổ sung nguồn vốn, Bộ GD-ĐT và trường ĐH KTQD xác định rõ tỷ lệ từng nguồn vốn để sớm hoàn thành dự án. Kiến nghị này đã được Thủ tướng chấp thuận và yêu cầu thực hiện, nhưng thay vì thực hiện chỉ đạo này, Bộ GD-ĐT lại đề xuất theo hướng “úp nóc” phần đã xây thô, chờ vốn đầu tư.

Ông Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Sự việc kéo dài như thế này rõ ràng là rất lãng phí, lãng phí cả về không gian sử dụng lẫn vốn đầu tư. Vừa rồi Bộ có họp với ĐH KTQD yêu cầu phải phân kỳ đầu tư, như vậy thì có thể hoàn thiện những phần đã xây dựng cơ bản xong, tiếp tục đầu tư cho phần thiết kế còn lại”.   

Tuy nhiên theo các đơn vị tư vấn, nếu thực hiện theo phương án này thì toàn bộ hệ thống cầu thang máy, cáp điện, nước, điều hòa… cùng nhiều thiết bị khác sẽ phải bỏ đi khi thực hiện giai đoạn 2. Hơn nữa, việc điều chỉnh, lập lại dự án sẽ kéo theo lãng phí hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó cơ cấu từng nguồn vốn cho dự án vẫn chưa được xác định.

Theo GS-TS Phan Công Nghĩa, phó hiệu trưởng trường ĐH KTQD Hà Nội: “Cần phải có cơ chế đặc biệt trong xử lý vốn cho dự án này, nếu như Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với trường ĐH KTQD nghiên cứu cơ chế huy động vốn đặc biệt cho trường làm việc này, báo cáo Thủ tướng thì tôi nghĩ là chắc chắn có tính khả thi”. 

Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay do vật liệu trượt giá, dự toán của công trình đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng. Mỗi ngày qua đi kéo theo một sự lãng phí khó có thể tính đếm. Công trình thuộc dự án nhóm A được Thủ tướng phê duyệt với nhiều kỳ vọng đang tiếp tục bị “đắp chiếu” trên diện tích hàng chục nghìn m2 ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Theo VTV - NT

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.