Dự kiến đến hết năm 2022 tất cả thôn, bản ở Nghệ An sẽ có điện

(Baonghean.vn) - Làm việc với Sở Công Thương theo chương trình giám sát thực hiện một số chính sách đầu tư phát triển điện phục vụ địa bàn miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đặt câu hỏi: Các thôn, bản chưa có điện khi nào có điện sinh hoạt? Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, đến hết năm 2022 tất cả các thôn, bản sẽ có điện.
Chiều 30/11, Ban Dân tộc HĐND tỉnh có cuộc làm việc với Sở Công thương theo chương trình giám sát thực hiện một số chính sách đầu tư phát triển điện phục vụ địa bàn miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa
Chiều 30/11, Ban Dân tộc HĐND tỉnh có cuộc làm việc với Sở Công Thương theo chương trình giám sát thực hiện một số chính sách đầu tư phát triển điện phục vụ địa bàn miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa

Theo báo cáo của Sở Công Thương, thời điểm năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 280 thôn, bản chưa có điện thuộc 10 huyện, thị xã.

Tính đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện các quyết định của Trung ương và tỉnh liên quan đến đưa điện về địa bàn miền núi, biên giới, toàn tỉnh đã đầu tư cấp điện cho 86 thôn, bản.

Như vậy, toàn tỉnh hiện vẫn đang còn 194 thôn, bản chưa có điện (chưa tính dự án đưa điện ra đảo Mắt).

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc thực dự án kéo điện về cho các thôn, bản chưa có điện ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Mai Hoa
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện dự án kéo điện về cho các thôn, bản chưa có điện ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Mai Hoa

Cũng theo Sở Công Thương, trong tổng số 194 thôn, bản chưa có điện thì có 32 thôn, bản của 12 xã, thuộc 4 huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong đang thi công kéo điện, dự kiến sẽ hoàn thành đóng điện trước ngày 31/12/2020.

Trên cơ sở báo cáo của Sở Công Thương, tại cuộc làm việc, vấn đề được các thành viên quan tâm nhiều nhất là đến bao giờ người dân các thôn, bản chưa có điện sẽ có điện sinh hoạt?

ông Trần Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương, khẳng định, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Sở đã tích cực tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với ngành Điện lực triển khai dự án đầu tư cấp điện sát từng năm theo lộ trình đầu tư, phấn đấu đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành việc cấp điện cho tất cả các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, dự kiến đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành việc cấp điện cho tất cả các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa

Bên cạnh đó, một số thành viên cũng đặt ra những vấn đề liên quan đến an toàn lưới điện và chất lượng điện năng; việc thực hiện công tác quản lý giá điện và chính sách giảm giá điện cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng dịch Covid-19…

Giải trình các vấn đề mà Ban Dân tộc HĐND tỉnh đặt ra, ông Trần Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương khẳng định, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua, sở đã tích cực tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với ngành Điện lực triển khai dự án đầu tư cấp điện sát từng năm theo lộ trình đầu tư, phấn đấu dự kiến đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành việc cấp điện cho tất cả các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh.

Điện lưới đang làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh cho người dân ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Ảnh: Mai Hoa
Điện lưới đã làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân ở nhiều bản, làng xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Ảnh: Mai Hoa

Cụ thể, trong năm 2021 sẽ triển khai và hoàn thành cấp điện cho 70 thôn, bản; số còn lại được tập trung vào năm 2022, trong đó, có 24 thôn, bản do phức tạp về địa hình (có thêm cả đảo Mắt) sẽ thực hiện dự án cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Riêng về chất lượng điện ở các thôn, bản sau khi được kéo và cấp điện, Phó Giám đốc Trần Thanh Hải cũng thừa nhận do địa hình phức tạp, hệ thống cây cối nhiều và tuyến đường dây kéo, một số địa phương đường dây độc đạo như Quế Phong, Quỳ Châu, cho nên vẫn ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng nguồn điện.

Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân kết luận tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân kết luận tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa

Kết luận tại cuộc làm việc, thay mặt đoàn công tác, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Vùng địa bàn miền núi, dân tộc, nhất là các vùng sâu, vùng xa được coi là vùng “trũng” trong phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, trong 4 yếu tố quan trọng về hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm thì điện vẫn là yếu tố được ưu tiên số 1. Điện không chỉ phục vụ sinh hoạt cho người dân mà điều quan trọng là phục vụ nhu cầu thông tin, phát triển sản xuất, kinh doanh cho người dân.

Từ sự phân tích đó, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị Sở Công Thương tiếp tục tham mưu tích cực cho UBND tỉnh, tranh thủ và lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh việc triển khai các dự án đưa điện về các thôn, bản chưa có điện.

Song song với đó là quan tâm quản lý, đảm bảo an toàn lưới điện và chất lượng điện năng cũng như giải quyết đầy đủ các chính sách về điện cho người dân, kể cả những vấn đề phát sinh…

Tin mới

[Infographics] Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nghệ An 3 tháng đầu năm

[Infographics] Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nghệ An 3 tháng đầu năm

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm chủ động nắm bắt các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu phát triển số lượng và chất lượng doanh nghiệp trong thời gian tới. 
bồi dưỡng cán bộ

Nghệ An: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về bồi dưỡng cán bộ

(Baonghean.vn) - Với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt trong thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đến nay công tác này ở Nghệ An đã  chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thụy Điển ‘không còn chắc chắn’ sẽ gia nhập NATO vào tháng 7

Thụy Điển ‘không còn chắc chắn’ sẽ gia nhập NATO vào tháng 7

(Baonghean.vn) - Dù nộp đơn vào NATO cùng lúc và đã đề cập đến kế hoạch gia nhập liên minh này cùng nhau, Phần Lan và Thuỵ Điển lại đang đứng ở những ngã rẽ khác nhau. Trong khi nỗ lực của Phần Lan đã nhận được sự chấp thuận hoàn toàn, thì Thuỵ Điển vẫn đang vướng phải một số vấn đề.
Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng: Đem đến cho người học nhiều cơ hội việc làm và nâng cao trình độ

Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng: Đem đến cho người học nhiều cơ hội việc làm và nâng cao trình độ

(Baonghean.vn) - Ngoài đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, việc đào tạo nghề cho đối tượng phân luồng được Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng chú trọng và đầu tư. Đây cũng là chương trình đào tạo với nhiều ưu thế về thời gian, kinh phí học tập và nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nghệ An: Linh hoạt triển khai các điểm dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nghệ An: Linh hoạt triển khai các điểm dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(Baonghean.vn) - Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nghệ An triển khai giáo dục lối sống văn hóa trên không gian mạng cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp

Nghệ An triển khai giáo dục lối sống văn hóa trên không gian mạng cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp

(Baonghean.vn) - Hoạt động này nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng nhận diện, xử lý, làm chủ thông tin trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng; chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin “xấu”, “độc”.