Du lịch Nghệ An chưa có thương hiệu?
(Baonghean.vn) - Trong cơ chế thị trường, vấn đề xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng, khẳng định chiến lược phát triển kinh doanh bền vững. Đây là vấn đề không mới, nhưng với du lịch Nghệ An nói riêng và các địa phương khác nói chung lại đang là vấn đề mới ; bởi trên thực tế, du lịch Nghệ An đến nay vẫn chưa thực sự tạo được thương hiệu của mình.
Thực tế, chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về thương hiệu du lịch, nên vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực lữ hành, đáng lẽ cần nâng cao chất lượng các khâu dịch vụ như vận chuyển khách, hướng dẫn tham quan, lưu trú... và chí ít phải giữ nguyên giá tour thì nhiều doanh nghiệp lữ hành lại làm ngược lại, giảm giá vô tội vạ, để rồi buộc phải cắt giảm chương trình du lịch (nghĩa là cắt giảm chất lượng tour, không giữđược lời hứa với khách hàng).
Vượt Sông Giăng vào Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Sỹ Minh
Cạnh tranh kiểu này bị coi là một kiểu kinh doanh "chụp giật", tựđánh mất thương hiệu của mình. Một dẫn chứng khác ở loại hình kinh doanh lưu trú, ăn uống ở Cửa Lò, do lệ thuộc yếu tố thời tiết nên dẫn tới kiểu kinh doanh theo mùa vụ, đặt ra thời điểm kinh doanh cao điểm (3-4 tháng mùa hè), thấp điểm (đầu và cuối hè). Khi thấp điểm, các khách sạn, nhà hàng đua nhau hạ giá để nhằm lôi kéo khách, vào mùa cao điểm khi khách đông lại đua nhau đồng loạt nâng giá dịch vụ.
Rõ ràng đây là điều trái với quy luật kinh doanh, đáng lẽ khi đông khách, bán được nhiều hàng hóa thì giá phải hạ, nhưng ởđây lại làm ngược lại. Cũng cần nói rằng, hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Cửa Lò mà cả nhiều địa phương có cùng hoàn cảnh lệ thuộc vào yếu tố mùa vụ khác.
Tính đến nay, trong số gần 8.000 DN của Nghệ An thì DNDL chiếm hơn 500 DN, chủ yếu là DN vừa và nhỏ (VVN). Nhìn chung, các DNVVN ở Nghệ An đều rơi vào khó khăn về vốn, trong khi đó vốn vay từ tín dụng ngân hàng chỉđạt 35,1%, từđó kéo theo nhiều cái yếu khác như: chậm đổi mới công nghệ, thiếu thông tin thị trường, yếu về tiếp thị quảng bá, trình độ nguồn nhân lực hạn chế... Ngoài những mặt yếu trên, các DNDL Nghệ An còn có những mặt yếu kém khác như quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu kém... Chỉ nhìn vào các DN lữ hành của Nghệ An cũng đủ nhận thấy sự yếu kém ra sao khi vươn ra thị trường quốc tế. Các khách sạn, nhà nghỉ tuy số lượng tăng nhanh nhưng công suất phòng đạt thấp (chỉ từ 54- 56%/năm).
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ DN. Riêng tỉnh Nghệ An đã ban hành các quyết định quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn, trong đó có các DNDL. Ngoài các văn bản chung này, đến nay tỉnh ta vẫn chưa ban hành cơ chế, chính sách riêng hỗ trợđầu tư cho DNDL. Ngay cả trong chính sách hỗ trợ tài chính, đến nay vẫn chưa thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN nói chung, DNDL nói riêng.
Tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho DN, nhưng chậm triển khai tại địa phương một cách thiết thực, cụ thể như: hỗ trợ vềđào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về xúc tiến, quảng bá du lịch, hỗ trợ sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch... Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất tác động tới việc xây dựng thương hiệu du lịch, là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân đã nêu trên...
Để rõ hơn về các nguyên nhân dẫn tới thực trạng đến nay du lịch Nghệ An vẫn chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chúng tôi muốn làm rõ thêm thực trạng từ một điểm du lịch cụ thể, chẳng hạn Khu di tích LS - VH Kim Liên, quê hương của Bác Hồở
Có ý kiến lại cho rằng, chỉ cần giữđược lời hứa với khách đã tạo nên thương hiệu, nếu thuyết phục bằng sự khác biệt, chiếm được cảm tình của khách là giữđược thương hiệu. Với Nghệ An, những tiềm năng văn hóa, tự nhiên nhưở Kim Liên, Cửa Lò, Vườn quốc gia Pù Mát... là có sự khác biệt, chỉ cần tạo được sự hài lòng, cảm xúc và ấn tượng cho du khách sẽ tạo nên thương hiệu. Vậy mà đểđạt được điều đó thật khó lắm thay.
Mai Hồ Minh