Dự thảo xử phạt trong giáo dục: Nhiều điểm không khả thi

21/03/2013 19:18

Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục đã trở thành câu chuyện thời sự đối với những người làm công tác giáo dục trong ngày 20-3. Họ cho rằng có nhiều điểm trong dự thảo không khả thi.

Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục đã trở thành câu chuyện thời sự đối với những người làm công tác giáo dục trong ngày 20-3. Họ cho rằng có nhiều điểm trong dự thảo không khả thi.



Các đại biểu tại hội thảo ngày 19-3 - Ảnh: Việt Dũngđại biểu tại hội thảo ngày 19-3 - Ảnh: Việt Dũng
Mức phạt tiền chưa phù hợp

Cùng là con người như nhau mà tại sao điều 20 của dự thảo nêu: “Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học. Phạt tiền 5-20 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể, danh dự của nhà giáo, nhân viên cơ sở giáo dục”. Như vậy, chẳng lẽ danh dự, nhân phẩm của học sinh không có giá trị bằng giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục hay sao? Đó là chưa kể học sinh có nhiều đặc điểm bất lợi so với những người có thể ngược đãi, hành hạ, xúc phạm các em như: sức yếu hơn, không có nhiều kinh nghiệm ứng xử, hậu quả của việc ngược đãi có thể để lại di chứng lâu dài hơn, khó khắc phục hơn... Vậy mà mức phạt cho hành động ngược đãi học sinh lại thấp hơn rất nhiều so với hành động xâm phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo là chưa phù hợp.

* Ông Đinh Thiện Căn (trưởng Phòng GD-ĐT Q.1, TP.HCM):
Điều kiện không cho phép


Thật ra, “chuẩn” về sĩ số học sinh/lớp học thì điều lệ nhà trường đã quy định rồi. Chúng tôi biết từ lâu và đang nỗ lực thực hiện. Ở bậc tiểu học, bây giờ trường nào giữ được sĩ số chuẩn 35 học sinh/lớp là mô hình mơ ước của chúng tôi. Thế nhưng, điều kiện không cho phép, số học sinh trong độ tuổi đi học tăng cao, trường lớp thì không đủ, chưa

kể tình trạng “chạy” hộ khẩu vào những địa bàn có trường nổi tiếng trú đóng nữa...
Những yếu tố đó khiến một số trường bắt buộc phải tăng sĩ số học sinh/lớp chứ bản thân các trường đâu có muốn. Sĩ số đông thì các trường có lợi gì đâu mà phạt hoặc nếu phạt thì các trường lấy tiền đâu mà đóng?

* Bà Võ Ngọc Thu (trưởng Phòng GD-ĐT Q.5, TP.HCM):
Chưa có sự thông cảm và sẻ chia

Dự thảo có nhiều điểm không khả thi, nhất là việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo đủ số lượng, diện tích phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, sân chơi và các công trình phục vụ dạy và học khác theo quy định. Điều này cho thấy những người biên soạn dự thảo chưa có sự chia sẻ và thông cảm với các địa phương. Bởi vì ban giám hiệu và giáo viên các trường đều muốn trường mình khang trang, hiện đại, trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là ngân sách đã “rót” xuống như thế nào?

* PGS Văn Như Cương (hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh):
Không thể chỉ quy thành tiền


Việc quy định xử phạt đối với hành vi ngược đãi, hành hạ người học, xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo nghe qua có thể thấy là một quy định hiện đại, có tính cảnh báo với hành vi ứng xử không sư phạm xảy ra không ít gần đây. Tuy nhiên, đối với vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, trong môi trường sư phạm thì không nên chỉ quy thành tiền. Chả lẽ giáo viên có quyền đánh học sinh, thậm chí cả gây thương tích, rồi nộp tiền, lại có thể tiếp tục thanh thản hành hạ học sinh? Chả lẽ ông hiệu trưởng ngang nhiên xúc phạm giáo viên và yên tâm sẽ nộp tiền là xong chuyện?

* Ông Nguyễn Huy Bằng (chánh thanh tra Bộ GD-ĐT):
Sẽ có điều chỉnh phù hợp


Thực tế dân số đang đi vào ổn định, tỉ lệ sinh giảm, nên xét trên toàn quốc, việc quy định sĩ số lớp học phải đạt đúng chuẩn hoàn toàn có thể thực hiện được. Riêng ở thành phố lớn, do đặc thù riêng, nên tình trạng lớp học vượt sĩ số quy định còn không ít.

Tuy nhiên, việc đưa ra mức xử phạt là cần thiết vì đây là quy định đã có sẵn trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học. Bộ GD-ĐT đã cân nhắc đến đặc thù của các trung tâm đô thị lớn nên ngay trong dự thảo đầu tiên cũng nói rõ việc vi phạm sĩ số vượt dưới 15% quy định thì không xử phạt. Song tới đây, bộ sẽ làm việc với các địa phương này để đánh giá chính xác được khả năng đáp ứng về sĩ số lớp học của các trường ra sao. Từ thực tiễn, ban soạn thảo sẽ có những điều chỉnh phù hợp, có thể có sự khác nhau về tỉ lệ vượt sĩ số quy định khi định khung xử phạt.


Theo tuoitre - LY

Mới nhất
x
Dự thảo xử phạt trong giáo dục: Nhiều điểm không khả thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO