Đưa dân ca phục vụ khách du lịch tại Khu di tích Kim Liên

(Baonghean) - Huyện Nam Đàn đã ban hành kế hoạch chính thức về việc phối hợp trình diễn ví, giặm tại Khu di tích Kim Liên. Đón nhận thông tin này, những nghệ nhân dân ca trên quê hương Bác thực sự vui mừng, phấn khởi khi được đưa những làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ đến với du khách. Hoạt động được triển khai từ đầu tháng 9, vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. 

Cô giáo Bích Thủy, thành viên Câu lạc bộ hát ví phường vải Kim Liên (Nam Đàn), là một trong những người được tuyển chọn vào đội dân ca phục vụ tại Khu di tích Kim Liên cho biết: Chúng tôi chờ đợi điều này từ rất lâu lắm rồi. Dân ca quê mình sẽ thêm dịp được giới thiệu rộng rãi, lan tỏa đến nhiều du khách trong và ngoài nước khi về quê Bác”.
UBND tỉnh đã giao Sở VHTT & DL phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Nam Đàn thực hiện kế hoạch trên. Theo đó, trước mắt Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ sẽ chịu trách nhiệm về nội dung cũng như tổ chức tập huấn cho các hạt nhân dân ca trên địa bàn huyện Nam Đàn để xây dựng đội dân ca chuyên nghiệp phục vụ tại Khu di tích Kim Liên từ 7 - 10 người. Thời gian duy trì hoạt động vào 2 ngày nghỉ cuối tuần, vào các buổi sáng từ 7h30, mỗi buổi sẽ diễn 2 chương trình, mỗi chương trình kéo dài 30 phút. Địa điểm trình diễn tại khuôn viên ngôi nhà tranh của gia đình ông Vương Hoàng Mỹ, gần nhà Bác ở quê Nội khu di tích. Với chủ đề “Trình diễn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” sẽ chọn lọc và biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân ca ví, giặm; kết hợp giữa phong cách biểu diễn truyền thống và đương đại để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh những làn điệu dân ca lời cổ sẽ đan xen những ca khúc mang âm hưởng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh về Bác Hồ và quê hương Nam Đàn.
Trình diễn Dân ca ví, giặm phục vụ khách du lịch  tại Khu di tích Kim Liên dịp 30/4 vừa qua.
Trình diễn Dân ca ví, giặm phục vụ khách du lịch tại Khu di tích Kim Liên dịp 30/4 vừa qua.
Trao đổi của nghệ sỹ Đình Đắc, người trực tiếp chỉ đạo phần nội dung của kế hoạch này, cho biết: “Trước đó, trong dịp kỷ niệm 30/4, 1/5 vừa qua, Trung tâm đã hỗ trợ huyện Nam Đàn đưa vào thử nghiệm loại hình này tại Khu di tích Kim Liên. Và kết quả thật bất ngờ ngoài sức tưởng tượng: du khách đến xem rất đông và còn hỏi mua sách viết về dân ca, đĩa VCD dân ca ví, giặm... Mặc dù chỉ đưa vào phục vụ trong dịp lễ để thử nghiệm, nhưng toàn bộ các thành viên tham gia rất phấn khởi và mong muốn sẽ được phục vụ lâu dài tại Khu di tích. Chúng tôi cũng cân nhắc chọn địa điểm phù hợp với không gian di tích, vừa phải phù hợp với không gian diễn xướng của dân ca, thiết kế được sân khấu theo đúng chủ điểm.
Hơn nữa, việc chúng ta đưa dân ca ví, giặm vào phục vụ khách du lịch tại Khu di tích Kim Liên thì điều quan trọng là phải dựng lên được một không gian âm nhạc, không gian văn hóa của ví, giặm. Đó là không chỉ có sân khấu biểu diễn mà phải có chỗ để cho khán giả xem, có những quầy bán hàng lưu niệm (nhưng chỉ bán, giới thiệu những hàng lưu niệm liên quan đến dân ca) như sách, đĩa, tranh ảnh ... về dân ca ví, giặm. Làm thế nào để không gian đó đủ cho du khách thưởng thức dân ca, vừa giao lưu với các nghệ sỹ tạo sự gần gũi để khách du lịch có thể hiểu được giá trị của dân ca ví, giặm chính là sự mộc mạc, chân quê nhưng cũng rất tinh túy”.
Để hỗ trợ cho Nam Đàn, thời gian đầu, các nghệ sỹ của Trung tâm bảo tồn phát huy di sản dân ca xứ Nghệ sẽ chịu trách nhiệm chính trong biểu diễn phục vụ khách du lịch tại Khu di tích; với hình thức vừa tham gia biểu diễn, vừa xây dựng kịch bản, vừa tổ chức tập huấn cho các hạt nhân dân ca tại Nam Đàn với hy vọng Nam Đàn sẽ sớm tiếp cận nhiệm vụ mới.
Ông Nguyễn Hữu Giáp, Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Nam Đàn, đơn vị được giao nhiệm vụ chính trong việc thành lập CLB trình diễn dân ca ví, giặm tại Khu di tích Kim Liên, cho biết: “Việc phục vụ dân ca tại Khu di tích Kim Liên chắc chắn thu hút đông đảo du khách tới thưởng thức quanh năm. Các nghệ nhân dân ca ở Nam Đàn rất nhiệt tình tham gia nhưng quả thật khi bắt tay vào thực hiện mới gặp nhiều bất cập. Đó là hạt nhân dân ca ở Nam Đàn chủ yếu lấy từ các CLB trên địa bàn huyện. Mà thành viên các CLB là mỗi người một nghề (người thì giáo viên, người làm ruộng, người buôn bán ...) nên việc tập hợp lại để thành lập 1 CLB biểu diễn bán chuyên nghiệp có ngày, giờ cụ thể thường xuyên, cố định tại Khu di tích là một vấn đề cần sắp xếp hợp lý. Cùng đó là những thiết bị loa máy, ánh sáng và kinh phí bồi dưỡng cho diễn viên. Trước mắt huyện đang hỗ trợ mỗi buổi biểu diễn 150 nghìn đồng/diễn viên nhưng lâu dài chính câu lạc bộ phải tự sống được bằng những chương trình biểu diễn của mình”. 
Ông Nguyễn Hữu Bắc, Giám đốc Trung tâm lữ hành quốc tế TST Travel cho rằng: Công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, những công ty lữ hành như chúng tôi chưa hề biết ở Khu di tích Kim Liên có tổ chức biểu diễn dân ca ví, giặm vào những ngày cuối tuần. Khi được biết thì chúng tôi mới có thể giới thiệu, quảng bá đến khách hàng của mình những nội dung liên quan. Tôi đồng ý là về lâu dài, chính CLB dân ca phải tự nuôi sống được. Và muốn sống được thì chính bản thân Chủ nhiệm các CLB, huyện Nam Đàn phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, phải liên kết với các công ty lữ hành trong tỉnh, đặc biệt là phải làm việc với các công ty lữ hành Hà Nội - đây là nguồn khách đến Nghệ An nhiều nhất, thường xuyên nhất trong suốt những năm qua. Với vai trò là công ty lữ hành chúng tôi sẵn sàng quảng bá vì thực ra trong tour của chúng tôi lại có thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Và khi liên kết chặt chẽ với các tour của các Công ty lữ hành rồi thì chắc chắn CLB sẽ phát triển bền vững.
Thanh Thủy

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.