Đức - Trung: "Tình thắm dần phai"?

(Baonghean) - Cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Bắc Kinh để tiến hành cuộc tham vấn thứ 4 giữa Chính phủ hai nước.

Dù Đức và Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế thương mại hết sức mật thiết trong hơn một thập kỷ qua, song chuyến thăm Trung Quốc lần này của bà Merkel không phải để đưa ra những lời lẽ “chào mừng”, “kỷ niệm” đầy hoa mỹ mà đề cập hàng loạt vấn đề gai góc, đáng chú ý nhất là sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp Đức tại thị trường Trung Quốc.

Bà Merkel đến Trung Quốc với áp lực lớn. Ảnh: Reuters.
Bà Merkel đến Trung Quốc với áp lực lớn. Ảnh: Reuters.

Nguy cơ xung đột lợi ích

Tháp tùng bà Merkel tới Trung Quốc lần này có 6 bộ trưởng, 5 quốc vụ khanh và đoàn doanh nghiệp hùng hậu với những tên tuổi lớn nhất của ngành công nghiệp Đức như Volkswagen, BMW, Siemens, Lufthana, Airbus…

Sau khi gặp gỡ Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường vào ngày hôm qua (12/6), bà Merkel sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay. Ngoài ra, bà cũng tham gia dự một cuộc gặp với doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Đức hoạt động tại Trung Quốc.

Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 4 ngày, dự kiến hai bên sẽ ký khoảng 20 thỏa thuận hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Những thỏa thuận như vậy là điều không thể thiếu cho một chuyến thăm cấp cao giữa hai đối tác kinh tế, thương mại mật thiết như Đức và Trung Quốc. Hiện nay, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU), trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ tư của Đức, sau Pháp, Mỹ và Anh và là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất thế giới đối với các loại máy móc của Đức.

Các nhà phân tích cho rằng, hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác, Đức đã tận dụng rất tốt quãng thời gian bùng nổ kinh tế của Trung Quốc để mang lại lợi ích cho mình. Trong vòng 10 năm từ 2005-2014, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 74 tỷ Euro. Nhu cầu gia tăng mạnh mẽ ở thị trường Trung Quốc đã giúp các công ty lớn của Đức, nhất là các công ty sản xuất ô tô bù đắp cho sự suy giảm tại thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, năm 2015 vừa qua, xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã lần đầu tiên suy giảm sau gần 2 thập kỷ. Các chuyên gia kinh tế đã nhận thấy cả Trung Quốc và Đức ngày càng có chiều hướng phát triển tương đồng, đó là tập trung vào ngành sản xuất chế tạo. Điều này khiến hai nước đang trở thành đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực.

Ông Sebastian Heilmann, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn MERICS ở Berlin nói: “Ngày càng có nhiều xung đột - cả tiềm ẩn và công khai - trong mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc. Chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột phức tạp hơn với Trung Quốc trong thời gian tới. Vì vậy đây sẽ là một chuyến  công du khó khăn của Thủ tướng Đức”.

Doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị mua lại Kuka đang gây quan ngại lớn tại Đức. Ảnh: Reuters.
Doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị mua lại Kuka đang gây quan ngại lớn tại Đức. Ảnh: Reuters.

Gánh nặng trên vai bà Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Trung Quốc lần này khi làn sóng chỉ trích trong nước lên cao, yêu cầu bà phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn với Trung Quốc nhằm cân bằng tương quan giữa hai nước trong quan hệ thương mại. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc đang đồng thời “gia tăng tấn công” ở thị trường châu Âu, trong đó có Đức bằng các vụ thâu tóm và “tăng cường phòng thủ” ở thị trường trong nước bằng các quy định hạn chế tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.

Vụ thâu tóm ồn ào nhất mới đây tại Đức là Công ty Foshan thuộc tập đoàn Midea của Trung Quốc đề nghị mua lại Hãng chế tạo robot Kuka với giá 4,6 tỷ Euro (tương đương 5,2 tỷ USD). Vụ việc này làm dấy lên mối quan ngại về mục tiêu dài hơi của các nhà đầu tư Trung Quốc với sự “chống lưng” của Nhà nước, nhất là khi mục tiêu trong thương vụ này là Kuka - một biểu tượng cho sức mạnh của ngành công nghiệp chế tạo của Đức.

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang “càn quét” khắp châu Âu với các vụ thâu tóm giá trị lớn thì tại Trung Quốc, các doanh nghiệp Đức đang hết sức bất bình vì bị “phân biệt đối xử”.

Ngay trước thềm chuyến thăm, Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố Báo cáo kết quả điều tra niềm tin doanh nghiệp năm 2016 khẳng định “doanh nghiệp châu Âu bị phân biệt đối xử”, cho rằng Trung Quốc đã đưa ra các quy định về giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp châu Âu “vượt ngoài phạm vi hợp lý”, thông qua biện pháp về giấy phép để ngăn cản doanh nghiệp châu Âu thâm nhập nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngân hàng, giao thông, công nghệ thông tin và viễn thông...  

Trung Quốc đã nhiều lần cam kết sẽ tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài và sẽ tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế đang phát triển chậm lại. Thế nhưng các công ty Đức cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ kế hoạch cải cách, thậm chí còn đưa ra các quy định mới hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài.

Ví dụ, kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025” - “Sản xuất tại Trung Quốc đến năm 2025” - kêu gọi ưu tiên sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước đối với các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, robot với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 70% vào năm 2025 thay cho mức đặt ra trước đó là 40% vào năm 2020.

Không khó để nhận thấy mục đích của Trung Quốc là hạn chế doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, quan trọng như tài chính, tiền tệ, những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc nắm thế độc quyền, hay lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, những quy định mà Trung Quốc đang áp dụng khiến cộng đồng doanh nghiệp Đức đang đặt câu hỏi “Liệu doanh nghiệp nước ngoài nữa hay không?”. “Chúng tôi muốn một sân chơi công bằng, với những điều kiện tương đương cho cả hai bên” - một cố vấn cấp cao của bà Merkel cho biết.

Bởi vậy, áp lực rất lớn đang đè nặng trên vai bà Merkel trong chuyến công du Trung Quốc lần này. Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là điều Đức không mong muốn, song dư luận Đức vẫn đòi hỏi bà Merkel phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, yêu cầu Trung Quốc phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài.

“Cây gậy” mà bà Merkel có thể phải sử dụng là những quy định hạn chế tiếp cận thị trường tương tự từ phía châu Âu cũng như những rào cản mà Trung Quốc phải vượt qua nếu muốn được châu Âu công nhận là nền kinh tế định hướng thị trường.

Tương lai quan hệ Đức - Trung sau một thập kỷ nồng ấm sẽ diễn tiến theo chiều hướng nào, điều đó phụ thuộc vào cách hai bên xử lý những xung đột tiềm ẩn, khởi đầu bằng những vấn đề gai góc mà Thủ tướng Merkel đề cập một cách thẳng thắn trong chuyến công du tới Trung Quốc lần này.

Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.