Đụng độ tầng sâu về mâu thuẫn đối kháng Trung - Mỹ!

(Baonghean) - Ngày 10/7 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 412 về việc khẳng định Mỹ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực Châu Á -  Thái Bình dương theo quy định của Luật pháp Quốc tế và giải quyết các yêu sách, tranh chấp lãnh thổ bằng hòa bình. Để hiểu rõ nguyên nhân, mục đích và những khả năng ảnh hưởng của Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ, Báo Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng, PGS-TS Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Khoa học Bộ Công an. (Video Clip đăng tải trên Báo Nghệ An điện tử, địa chỉ: www.baonghean.vn).
Phóng viên: Thưa Thiếu tướng! Thiếu tướng có thể cho biết nội dung của Nghị quyết 412 mà Thượng viện Mỹ muốn hướng đến?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Nội dung chủ yếu của Nghị quyết 412 mà Thượng viện Mỹ thông qua ngày 10/7 là phần đầu Nghị quyết liệt kê một loạt các hành động vi phạm của Trung Quốc. Thứ nhất đó là hành động Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đây là hành động vi phạm Luật pháp quốc tế và các cam kết Trung Quốc đã ký kết. Hành động thứ hai là Trung Quốc huy động trên 100 tàu, trong đó có tàu quân sự, trên bầu trời thì có hàng chục máy bay trực thăng tuần tiễu hoạt động. Thậm chí họ còn dùng các tàu này chủ động đâm va vào tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, tàu cá Việt Nam. Và thực tế thì họ đã đâm chìm rồi. Có hàng chục người Việt Nam bị thương rồi. Đây là hành động đe dọa dùng vũ lực và trực tiếp dùng vũ lực. Hành động này đã vi phạm Luật pháp quốc tế.
Sau khi nhắc lại những hành động mà Trung Quốc vi phạm trên biển Đông trong 2 tháng vừa rồi, Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ đề cập đến 3 vấn đề: Vấn đề thứ nhất, Nghị quyết xác định việc đe dọa dùng vũ lực và trực tiếp dùng vũ lực là không thể biện minh bằng luật pháp quốc tế. Đây là hành động đơn phương của Trung Quốc muốn dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng. Việc làm này vi phạm Công ước về Luật Biển quốc tế 1982. Điều thứ hai, Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng khác ra ngay khỏi vị trí hiện nay và trả lại hiện trạng như trước ngày 1/5/2014. Đây là một điều rất hiếm. Rất ít có một nghị quyết có tính đanh thép như vậy. Tôi cho đây là cốt lõi của Nghị quyết. Vấn đề thứ ba là Nghị quyết 412 nêu rõ mặc dù Mỹ không tham gia vào bên nào trong tranh chấp tại biển Đông nhưng Hoa Kỳ có lợi ích tại châu Á – Thái Bình dương nói chung và tại biển Đông nói riêng. Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, thông qua thương lượng, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Điều này góp phần vào giữ ổn định khu vực nói riêng và giữ hòa bình và ổn định thế giới nói chung, trong đó nước nào cũng có lợi ích. Tôi cho đây là ba nội dung lớn mà lần đầu tiên Thượng nghị viện Mỹ thông qua, kể từ khi lập quốc đến nay.
Phóng viên: Thiếu tướng có thể cho biết tại sao Thượng viện Mỹ ra Nghị quyết 412 vào lúc này? Nghị quyết có liên quan gì đến việc phản đối Trung Quốc sử dụng vũ lực để thực hiện âm mưu biến biển Đông và biển Hoa Đông thành ao nhà?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trước hết, cần nhận thức về việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết 412 ngày 10/7 vừa qua là một việc rất hy hữu. Thực chất đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp Mỹ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông. Thượng viện của một cường quốc hàng đầu thế giới ra Nghị quyết phản đối Trung Quốc tại một khu vực xa nước Mỹ là vấn đề cực kỳ hệ trọng trong vấn đề ngoại giao và lập pháp của cơ quan Quốc hội Mỹ. Đụng chạm đến cả một nền kinh tế thứ hai thế giới, một cường quốc đang lên. Thượng nghị sĩ John Marken phản đối, các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ phản đối mang tính chất cá nhân đã xảy ra nhiều lần từ trước đến nay. Nhưng với tư cách là Nghị quyết của cơ quan lập pháp thì đây là lần đầu tiên.
Trở lại quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc, xung quanh vấn đề biển Đông, lần đầu tiên ngày 23/7/2010 tại đối thoại ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố tranh chấp biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Hoa Kỳ yêu cầu các bên tranh chấp không được sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng. Không được cản trở con đường hàng hải quốc tế. Biển Đông là một trong năm con đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên Mỹ tuyên bố với thế giới và trực tiếp là với Trung Quốc. Đến năm 2012, Mỹ tiếp tục có tuyên bố rõ ràng về vấn đề xoay trục, hay là vấn đề chuyển từ Đại Tây dương sang Châu Á – Thái Bình dương. Rồi việc một loạt hành động của Mỹ đối với việc thực hiện hành động ở khu vực này. Đặc biệt là trong hai năm gần đầy, tháng 6/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp không chính thức Tổng thống Obama tại Califonia. Nhưng về nội dung, họ thỏa thuận và lăng xê quan điểm của nhau. Lần đầu tiên Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra quan điểm với Hoa Kỳ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cần xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Với 3 nội dung chính: Thứ nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc không đối đầu với nhau.
Thứ hai là hai bên tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập và lợi ích cốt lõi, cơ bản của hai bên. Thứ ba là Hoa Kỳ và Trung Quốc hợp tác với nhau giải quyết những bất đồng song phương bằng con đường thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề nóng bỏng của quốc tế, những vấn đề toàn cầu hiện nay. Đó là những nội dung mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra, và có vẻ như Tổng thống Mỹ Obama đã chấp nhận. Mặc dầu không có tuyên bố chính thức nhưng ngầm hiểu rằng hai bên đã có ý tứ với nhau rằng quan hệ Trung – Mỹ sẽ trượt trên ba đường ấy.
Sau cuộc gặp không chính thức như vậy, dư luận quốc tế có cảm giác quan  hệ Trung - Mỹ sang một chương mới, thiên về hợp tác, không đối đầu, hoàn toàn xa lánh với xung đột. Nếu như vậy là tín hiệu lành mạnh, và thế giới chỉ mong vậy thôi. Vì thế, dư luận chung đánh giá khá tích cực về quan hệ Trung – Mỹ. Tuy nhiên, thực tiễn sau cuộc gặp không chính thức ở Califonia nói trên, thực tiễn lại có con đường đi riêng mà không đi đúng lộ trình đã đặt ra, mà chủ yếu là do phía Trung Quốc. Trong một năm vừa rồi Trung Quốc đã có ba việc làm không phù hợp với quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Ngày 23/11/2013, Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không, bao gồm quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên không phận 2300km2 của Hàn Quốc.
Trung Quốc còn bắt buộc máy bay các nước bay qua vùng này phải giữ liên lạc RaZO, phải thông báo nhân thân, nếu không thông báo liên lạc Razo với mặt đất thì họ sẽ xử lý. Riêng vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập vi phạm cả Luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế. Trên hành tinh này nhiều nước thành lập vùng nhận dạng phòng không, nhưng không bắt buộc máy bay dân dụng các nước đi qua phải khai báo. Việc thứ hai là tháng Tư vừa rồi, các quan chức của Mỹ cho biết hệ thống tin tặc của Trung Quốc đã xâm nhập mạng máy tính quốc gia Mỹ - trung tâm lưu trữ thông tin cá nhân quan chức, công chức của  Mỹ. Việc này Bộ An ninh nội địa của Mỹ đang điều tra. Trong mấy năm gần đây, năm nào Mỹ cũng tố cáo tin tặc của Trung Quốc đã xâm nhập cả mạng quốc phòng, lấy cắp thông tin bí mật quốc phòng, hệ thống bí mật công nghiệp và thương mại của Mỹ.
Việc này tạo nên sự rạn nứt trong quan hệ Trung - Mỹ. Việc thứ ba là thế giới đang phản đối kịch liệt, đấy là ngày 1/5 vừa rồi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, việc Thượng viện Mỹ phản đối việc hạ giàn khoan là đúng đắn, nhưng với tư cách là một cơ quan lập pháp với những hành động gây hấn đến độ ấy đã đe dọa đến lợi ích của Mỹ, không chỉ ở khu vực Châu Á – Thái Bình dương này. Không chỉ đe dọa lợi ích đồng minh của Mỹ, mà đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, bạn bè của Mỹ. Đây chính là bối cảnh thúc bách đặt cơ quan lập pháp của Mỹ trước việc không thể không thông qua Nghị quyết 412.
Phóng viên: Thiếu tướng đánh giá như thế nào về phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ, nhất là đối với chính người Mỹ, tiếp đến là phía Trung Quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về phía Mỹ, hiện nay tuy chưa có thông tin chính xác nhưng tôi cho rằng Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ được tuyệt đại đa số người Mỹ ủng hộ. Trong các cơ quan, quan chức Nhà nước thì Chủ tịch Thượng viện hoàn toàn ủng hộ, Thượng nghị sĩ John Marken ủng hộ, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Thượng viện ủng hộ, Chủ nhiệm chương trình đối ngoại của hạ nghị sĩ ủng hộ, Trưởng ban tình báo của Hạ viện Mỹ ủng hộ... có thể nói quyết định của Thượng viện Mỹ được cả hai cấp Thượng viện và Hạ viện Mỹ ủng hộ. Tôi cho rằng Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ đã phản ánh đúng nguyện vọng của cộng đồng quốc tế. Phản ánh đầy đủ lợi ích của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Hạt nhân của Nghị quyết là yêu cầu Trung Quốc không được thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.
Trung Quốc là một cường quốc, là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, họ phải có trách nhiệm thực hiện hiến chương của Liên hợp quốc. Đấy là linh hồn của Nghị quyết 412. Và đấy cũng chính là nguyện vọng của đa số quốc gia trên hành tinh này. Cũng là phản ánh đúng ý chí của hơn 8 tỷ người trên hành tinh này. Tất nhiên, về phía Trung Quốc chắc chắn là phản ứng tiêu cực. Và một số quốc gia khác thì không tránh khỏi phản ứng ngược chiều. Vì Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, họ có ảnh hưởng kinh tế đến cả 5 châu lục, vì thế những nước nào có quan hệ kinh tế chặt chẽ, được Trung Quốc hỗ trợ về kinh tế thì chắc chắn họ sẽ có phản ứng khác. Đây cũng là điều bình thường dễ nhận thấy. 
Phóng viên: Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ được thông qua ngay sau đối thoại Trung – Mỹ vừa diễn ra đúng một ngày. Thiếu tướng đánh giá như thế nào về sự kiện này và có dự báo gì về quan hệ Trung - Mỹ trong thời gian tới, đặc biệt là trong hai năm còn lại của chính quyền do Tổng thống Obama điều hành?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chúng ta lưu ý rằng đối thoại kinh tế và chiến lược Trung - Mỹ lần thứ 6 ngày 9/7 tại Bắc Kinh vừa rồi không có bước tiến triển nào hết. Hai vấn đề không vượt qua được: Một là vấn đề an ninh mạng – như một hòn đá tảng gây ngăn cách Mỹ - Trung; Hai là vấn đề an toàn hàng hải, Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chế, thay đổi trật tự hiện hành, điều này cũng tạo nên một vực thẳm nữa gây ngăn cách quan hệ Trung – Mỹ. Vì vậy, đối thoại Bắc Kinh vừa rồi giỏi lắm thì cũng chỉ làm được nhiệm vụ phanh hãm lại không để cho quan hệ Trung – Mỹ lao xuống dốc, chứ không thể giải quyết được vấn đề ở tầng sâu mâu thuẫn với nhau. Còn Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ vừa qua chắc chắn tác động đến quan hệ Trung – Mỹ, và có thể nói rõ rằng nó sẽ tác động khó khăn cho quan hệ Trung – Mỹ. 
Trong hai năm còn lại của chính quyền Obama, thì cuối năm nay sẽ có Hội nghị APEC ở Bắc Kinh, có khả năng Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, tất nhiên chỉ là dự kiến như thế. Nếu có cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao Trung – Mỹ vào tháng 11 này thì họ cũng chỉ nhắc lại những quan điểm đã nói với nhau nhiều lần rồi, nhưng thực tế lại có một con đường khác. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục lăng xê các quan điểm về quan hệ nước lớn kiểu mới như cuộc gặp không chính thức ở Califonia năm trước, và có thể họ sẽ có một số thỏa thuận với nhau về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, về chống biến đổi khí hậu, cùng trao đổi về vấn đề hạt nhân của Iran, vấn đề Syria... Cũng ở mức độ chung chung vậy thôi. Còn ở tầng sâu, ý đồ hai nước khác nhau. Mỹ bằng mọi cách thực hiện bằng được vai trò lãnh đạo thế giới. Trung Quốc bằng mọi cách phá vỡ trật tự do Mỹ sắp đặt.
Cuộc đụng độ ở tầng sâu về mâu thuẫn đối kháng về mục tiêu chiến lược, về hệ giá trị. Trong khi chưa giải quyết được những mục tiêu chiến lược, thì họ tạm thời tìm kiếm những cái không cơ bản để tạm thời hòa hoãn với nhau, để giữ quan hệ ổn định. Vì vậy, hai năm còn lại của Obama sẽ không có đột phá giữa quan hệ Trung – Mỹ. Họ sẽ co kéo với nhau giữ tạm thời ổn định. Bởi thật ra Mỹ cũng cần Trung Quốc và Trung Quốc cũng cần Mỹ. Nếu không có Mỹ làm sao có Trung Quốc ngày nay? Thành công của Trung Quốc có phần đóng góp lớn của Mỹ. Đến giờ phút này, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới... Mỹ vẫn có vai trò chủ đạo. Và nói đến Mỹ còn là nói đến Nhật Bản, nói đến EU, nói đến thế giới tư bản phát triển, vì vậy Trung Quốc rất cần Mỹ, thông qua Mỹ cần cả EU và thế giới. Còn Mỹ cũng cần Trung Quốc trong nhiều vấn đề. Vì thế khi ở tầng sâu mâu thuẫn chưa giải quyết được thì họ sẽ tìm cách giảng hòa với nhau những vấn đề mang tính tình huống chính trị. Nhiệm vụ hai năm còn lại của Obama là bằng mọi cách rút quân khỏi Afganistan mà không để Taliban nắm quyền ở thủ đô Kabun. Đó là sứ mệnh lịch sử của ông Obama. Đó là những vấn đề trọng tâm của Obama trước khi rời Nhà trắng. Còn giải quyết vấn đề quan hệ Trung – Mỹ chắc sẽ còn là nhiệm vụ của các nhiệm kỳ sau. 
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng, PGS-TS Lê Văn Cương!
P.V (Thực hiện)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.