Dùng kháng sinh đúng cách khi trẻ bị bệnh hô hấp

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy kháng sinh không có tác dụng phòng biến chứng mà còn gây tác dụng không mong muốn như: dị ứng, tiêu chảy.


Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, việc sử dụng kháng sinh khi không cần thiết còn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc, khi trẻ bị bệnh cần dùng kháng sinh thì sẽ rất khó chữa trị. Khi đó phải dùng các loại kháng sinh đắt tiền hơn, nhưng vẫn có trường hợp thất bại.

Đây là một thực trạng đáng báo động. Lấy ví dụ với phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây viêm mũi-họng, viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ. Một nghiên cứu gần đây tại huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy, có đến 95% chủng trong số hơn 400 chủng của khuẩn này đã đề kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh và chỉ có duy nhất 1 chủng nhạy cảm với tất cả các loại kháng sinh. Trong số này có nhiều loại kháng sinh thông dụng như: tetracycline, ampicillin, cefotaxime, ciprofloxacin...

Dùng kháng sinh đúng cách khi trẻ bị bệnh hô hấp ảnh 1

Trẻ nhỏ rất hay bị ho, sốt, chảy nước mũi, đau họng..., tuy nhiên không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng. Ảnh: N.P

Vì thế, điều quan trọng là phải dùng kháng sinh đúng nhóm bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của phó giáo sư Dũng về việc dùng kháng sinh cho trẻ:

1. Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vị trí không xác định

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong trường hợp này.

Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, thuốc ho, thuốc sổ mũi... Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày.

2. Viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu

Để chẩn đoán chính xác viêm họng do liên cầu phải làm xét nghiệm cấy nhớt họng hoặc các test chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ nào bị viêm họng cũng có thể lấy dịch họng để xét nghiệm tìm liên cầu được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới cần nghĩ đến viêm họng do liên cầu ở trẻ khi có ít nhất các dấu hiệu sau: họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ.

Ngoài ra còn có thể có thêm một số triệu chứng khác như: đau họng, sốt, đau đầu, chấm xuất huyết nhỏ ở vòm. Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus.

Trẻ bị viêm họng do liên cầu cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim, sau này rất khó chữa.

3. Viêm tai giữa cấp

Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn và cả virus- chiếm 40-75%. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.

Kháng sinh được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi

- Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và nếu chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng.

- Trẻ trên 2 tuổi: Dùng kháng sinh nếu chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng.

- Các trường hợp khác: Điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.

4. Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn

Biểu hiện thường gặp của bệnh là: chảy mũi, tắc mũi, ho về ban ngày, thường không đỡ sau 10 ngày hoặc bệnh nặng hơn với các biểu hiện như: sốt, chảy mũi mủ, đau ở vùng xoang trên mặt sau 5-7 ngày.

Trừ azithromycyn có thể dùng 3-5 ngày, còn những loại kháng sinh khác dùng ít nhất 10 ngày, dài nhất có thể tới 4 tuần. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào thời gian hết các triệu chứng và cộng thêm 1 tuần sau khi hết triệu chứng.

Theo VnExpress - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.