Đường Mạc Đĩnh Chi: Nếp riêng trong lòng phố lớn

(Baonghean) - Không có vẻ thâm trầm, cổ kính như những ngõ nhỏ đặc trưng của phố cổ Hà Nội, cũng không quá ngoằn ngoèo, chằng chịt và vô danh như mê cung hẻm Sài Gòn, hàng trăm con đường nhỏ bé ở TP. Vinh vẫn kiêu hãnh mang trên mình những tên riêng để gợi nhớ vô số đặc trưng không kém gì lộ lớn. Đường Mạc Đĩnh Chi là một trong những con đường như thế…

Đường nối giữa hai trục sôi động là Ngư Hải và Đinh Công Tráng, thế nên, nhiều cư dân phố dự đoán, có lẽ chỉ độ dăm, bảy năm nữa, đường Mạc Đĩnh Chi sẽ thoát khỏi cái vẻ bình lặng nếu tương lai gần, các đường Ngư Hải và Đinh Công Tráng được quy hoạch thành đường 1 chiều. Bấy giờ, đường Mạc Đĩnh Chi sẽ trở thành lối ngang hữu ích, thuận tiện cho nhân dân thành phố, cùng với đó, nhịp sống rộn ràng phố xá đích thị sẽ ùa vào. Không biết dự đoán ấy có thành hiện thực hay không, nhưng người dân nơi đây vẫn có phần thấp thỏm chờ đợi cái ngày ấy, và nửa đùa, nửa thật bảo nhau tranh thủ “tận hưởng” nốt những tháng ngày yên ả trong nếp phố nhỏ xinh giữa lòng phố thị ồn ã. 
Đường Mạc Đĩnh Chi.
Đường Mạc Đĩnh Chi.
Thì chính cái tính cách gần gũi, thân thiện, rổn rảng ấy của cư dân phố đã làm nên đặc trưng thú vị của con đường Mạc Đĩnh Chi này. Có phải bởi đường nhỏ hẹp quá, nên sự thân tình xóm giềng ấy có điều kiện được bền chặt hơn? Đường nhỏ thật, đến mức, chỉ cần chạy một hơi vụt qua, cũng có thể đếm chính xác có 38 ngôi nhà giáp mặt nhau dọc đôi bên. Hầu hết là những ngôi nhà 2, 3 tầng bề thế, xen lẫn những ngôi mái bằng thấp hơn hẳn, nhưng vẫn không kém phần nổi bật bởi đã có hàng cây xanh rì bên cạnh đánh dấu. Trong ký ức của người dân phố, đường Mạc Đĩnh Chi từ ban đầu đã định hình là con đường nội khối nhỏ hẹp, là lối đi tắt liên thông giữa hai đường lớn, và bao thập kỷ trôi qua, dáng vóc con đường dường như vẫn không có nhiều thay đổi. Trước, đường có vài gốc bàng và cây ngô đồng ở phía cắt với đường Đinh Công Tráng, về sau, sự phát triển của loài cây này vẻ như không hòa hợp được với không gian xanh đô thị nên người ta đã chặt bỏ. Thay vào đó là hàng xoài thơm ngát, ríu rít cùng dây hoa vàng thắm thiết bám lấy bờ tường ốp gạch chân mộc, làm đẹp thêm cho những vòm cổng khiêm nhường. 
Không giống những con đường lớn, đường Mạc Đĩnh Chi chẳng có hẻm nào cắt ngang mà chạy suốt một thôi sâu hút. Phần đa là nhà giáp mặt tiền, chỉ vỏn vẹn 2, 3 ngôi nhà có phần lùi sâu vào một chút, chẳng hiểu do kiến thiết ban đầu đã thế, hay những biến động xã hội nào đã khiến chủ nhân ngôi nhà thờ ơ với mặt đường tươi vui mà ở thụt hẳn vào trong, hưởng cái yên ả riêng biệt? 
Cư dân đường này chủ yếu là lớp trung niên và cán bộ, viên chức về hưu, thế nên nếp sống có phần giản dị. Chỉ rộn rịp thoáng chốc ban sáng, ban trưa hoặc một đôi tiếng buổi tan tầm khi trẻ con đi học, người lớn đi làm về, còn thì thời gian dài trong ngày, đường lặng lẽ, im lìm, khác biệt hẳn với đường Đinh Công Tráng và Ngư Hải giáp cạnh. Cả những dịch vụ trên đường, cũng phảng nét nhẹ nhàng chứ không lồ lộ, xô bồ. Phong thái thâm trầm ấy khiến người đã quen với nhộn nhịp phố phường ắt sẽ có phần lạ lẫm.
Đường nhỏ mà cũng lắm dịch vụ tiện ích. Này thì dịch vụ làm đẹp, như tiệm làm móng tay, móng chân, đại lý hoa tươi Đà Lạt…; này thì ẩm thực dân dã với hàng bún đậu mắm tôm nức mũi; này thì các cửa hàng sửa chữa radio, cassette, đầu máy tivi có tấm bảng kẻ chữ trắng chân phương trên nền xanh thẫm, kiểu cách từ thập kỷ 90, rồi đến gian phòng khách gia đình được “cải tiến” thành hiệu sửa xe đạp… Đường chỉ dài cỡ vài, ba trăm mét, mà có hẳn một quán cà phê vườn rộng rãi, khuôn viên đẹp, nghe đâu thời gian gần đây, buôn bán có phần kém sụt, thưa khách, chủ đang có ý định bỏ hẳn. 
Cả con đường có mỗi một hàng tạp hóa. Đó là gian phòng khách cũ được sắp gọn đồ đạc lại, ưu tiên hết cỡ cho việc bán buôn. Nhoài ra ngoài cánh cửa sắt xếp kèn kẹt, là tủ kính trưng bày đủ thứ, từ gói tăm xỉa răng đến chiếc khăn mặt, rồi nào dầu gội đầu, bàn chải đánh răng, bánh kẹo, bim bim, sữa, bỉm… Thế nên, cư dân đường này cũng chỉ cần một hàng tạp hóa thôi là đủ cung ứng cho ngần ấy nóc nhà. Sống ở đây, nhiều người bảo là sướng nhất đời, bởi đường ngay khu vực trung tâm thành phố, cái gì cũng gần, cũng trong tầm tay với mà vẫn nguyên vẻ yên bình của nếp sinh hoạt thôn quê. 
Bốn mùa, đường Mạc Đĩnh Chi khoác lên mình những sắc diện riêng. Mùa xuân mơn mởn xôn xao sắc hoa đón Tết từ ban công những ngôi nhà tầng đẹp đẽ, mùa Hạ bỏng rát mặt đường lổn nhổn lớp áo cũ mấy chục năm xuống cấp, mùa Thu trở gió heo may khiến lòng người xuống phố dịu hẳn đi trong nỗi êm đềm phố thị, và mùa Đông, như cữ này về đêm, thì đường hiu hắt ánh đèn vàng từ hai đầu phố lớn tỏa sang, nhuộm mênh mang cả một không gian nhỏ bé, thân thương. Tôi đã nhiều lần đi trên phố ấy, thấy biêng biếc niềm tiếc nuối bởi quãng đường ngắn ngủi quá, không “đã” cái cảm quan êm ả của một ngày sống vội trôi qua. Có lần, dừng xe lại, tha thẩn ngước nhìn lên khoảng trời trên đầu, giữa lô xô tầng cao, mái thấp, vẫn vằng vặc một vầng trăng thượng huyền, như nhắn nhủ những cư dân phố đừng để lãng quên đi góc nhỏ tâm hồn làng mạc, quê hương. Nỗi niềm ấy, dường như ta chỉ có thể cảm nhận được ở những nếp phố nhỏ như này…
Bài, ảnh: Phước Anh
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), người xã Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Do có nghị lực phi thường, cộng với sự thông minh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học. Khoa thi Hội năm Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, Vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho vời Trạng vào bệ kiến, hỏi việc chính trị, Trạng nói đâu ra đấy, vua rất hài lòng, ban cho Trạng chức Hàn lâm học sỹ, sau thăng dần đến chức Thượng thư, rồi Đại Liêu ban Tả Bộc Xạ (tương đương chức Tể tướng). Mạc Đĩnh Chi làm quan trải 3 triều vua: Trần Anh Tông (1293 - 1314), Trần Minh Tông (1314 - 1329), Trần Hiếu Tông (1329 - 1341). Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều thành phố lớn trong cả nước đều có đường phố, trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.