Duy trì tốc độ phát triển công nghiệp và thương mại

(Baonghean) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp ngành Công thương đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, góp phần tích cực đưa hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại duy trì tốc độ tăng trưởng khá. 

Một ngày cuối năm, chúng tôi tới thăm Công ty CP bao bì SABECO-Sông Lam. Trong ầm ào máy móc, ông Ngô Xuân Hoá - Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Đây đang là thời điểm nước rút bàn giao sản phẩm cho bạn hàng nên anh em công nhân thường xuyên phải làm tăng ca. Năm nay, dù khó khăn, hàng tồn kho có ảnh hưởng tới doanh số của doanh nghiệp nhưng để duy trì và tăng trưởng, chúng tôi đã giảm giá đầu ra của sản phẩm từ 5-7%, khai thác thêm các đơn hàng mới. Vì thế, doanh số không giảm mà còn tăng so với năm 2012. Năm 2013, Công ty đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng, với sản lượng 660 triệu vỏ lon và 20 triệu sản phẩm carton, nộp ngân sách nhà nước 150 tỷ đồng. Lương bình quân của người lao động 5,5 triệu đồng/tháng”. 

Vận chuyển sản phẩm tại Công ty CP bao bì SABECO - Sông Lam.
Vận chuyển sản phẩm tại Công ty CP bao bì SABECO - Sông Lam.
Ông Nguyễn Văn Thế - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp cho biết: Dù tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng một số sản phẩm có tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của Nghệ An như bia, điện sản xuất, sữa tươi vẫn tăng khá. Các dự án bắt đầu hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả như: Thuỷ điện Hủa Na (tháng 2), Thuỷ điện Khe Bố (tháng 5), Nhà máy may Hanosimex (tháng 5), Nhà máy may MLB Tenergy (tháng 5), Nhà máy sữa tươi sạch TH (tháng 7), Nhà máy nhựa Tiền Phong (tháng 9),... 
Năm 2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,83% so với năm trước. Đây là năm thứ ba thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011-2015, các doanh nghiệp góp phần tích cực hoàn thành chỉ tiêu như: Công ty TNHH Mía đường Nghệ An; Công ty CP Mía đường Sông Con, Công ty CP Bia Sài Gòn - Sông Lam, Công ty Bia Hà Nội-Nghệ An; Công ty Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh, Công ty CP Sữa TH, Công ty CP Bao bì SABECO-Sông Lam, Công ty ĐTPT Chè Nghệ An, Công ty CP Giấy Sông Lam, Công ty CP Khoáng sản Nghệ An, Công ty CP Mỹ nghệ... Một số sản phẩm chủ yếu năm 2013 có mức tăng khá so với năm 2012 như đường tinh luyện 142.751 tấn, tăng 48% do sản lượng mía đưa vào ép tăng, trữ lượng đường trong mía tăng và vụ ép năm nay bắt đầu sớm hơn mọi năm; bia các loại đạt 166 triệu lít; sợi 11.360 tấn, tăng 28%; quần, áo sơ mi cho người lớn 9,33 triệu chiếc, tăng 37%; điện sản xuất 2.375,6 triệu kwh, tăng 77%; nước máy 25 triệu lít, tăng 11%. 
Về xuất khẩu, tổng kim ngạch cả năm đạt hơn 624 triệu USD, hoàn thành vượt mức 35,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 344,369 triệu USD, tăng 28% so với năm 2012; xuất khẩu lao động và dịch vụ thu ngoại tệ 280 triệu USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng khá hoặc vẫn duy trì kim ngạch ở mức cao so với năm trước như: hàng dệt may 31,7 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần; hàng thủy hải sản các loại 22 triệu USD, tăng 82%; mặt hàng dăm gỗ 80 triệu USD, tăng 24,5%…
Xuất khẩu hàng hoá có bước phát triển vượt bậc so với năm trước, hoàn thành và vượt chỉ tiêu, kế hoạch giao. Các doanh nghiệp đạt thành tích cao  về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa như: Công ty TNHH Thanh Thành Đạt 80,203 triệu USD, tăng 81,2%; Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Thủy sản XURY Việt Trung 21,693 triệu USD; Công ty CP XNK Nghệ An đạt 19,256 triệu USD, tăng 65,0%... Tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu qua chế biến ngày càng tăng, nhất là hàng lâm - thủy hải sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, dệt may, sản phẩm gỗ đạt 233 triệu USD, chiếm gần 67% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả tỉnh. Cơ cấu thị trường xuất khẩu tương đối ổn định: Trung Quốc vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm  56%; Lào 13%; Ấn Độ 5%; Hàn Quốc 4.2%; Đức 2,9%; Hoa Kỳ 2,7%; Nhật bản 1,5%.
Cùng với đó, Chi cục QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, đầu mối trong tỉnh phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh hàng ngoại nhập lậu, hàng cấm lưu thông trên thị trường. Phối hợp với các ngành chức năng, các cấp chính quyền kiểm tra kiểm soát chống sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm đo lường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ và vi phạm về ghi nhãn hàng hoá. Kết quả, trong năm 2013 đã kiểm tra 6.777 vụ, xử lý 4.873 vụ, thu phạt 7.327,8 triệu đồng.  Nhờ đó, đã hạn chế nạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần ổn định tình hình thị trường, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Mua sắm tại Siêu thị BigC.
Mua sắm tại Siêu thị BigC.
Tuy vậy, một số sản phẩm chủ lực theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII không đạt kế hoạch đề ra: xi măng, đá trắng xuất khẩu, chăn nuôi và chế biến sữa... Việc phát triển thêm các sản phẩm chủ lực mới, có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế của tỉnh như luyện kim, cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, công nghệ thông tin… kết quả đạt được còn thấp hoặc điều kiện thực tế chưa thực hiện được. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, có biểu hiện ngưng trệ; sức mua của thị trường giảm; nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô, đóng mã số thuế và ngừng sản xuất kinh doanh, một bộ phận lao động mất việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn. 
Nói về mục tiêu trong năm 2014, ông Phan Thanh Tịnh – Giám đốc Sở Công thương cho biết: Năm 2014, chúng tôi đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,0%-12%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: 55.000 tỷ đồng, tăng 19,6%; tổng kim ngạch xuất khẩu: 520 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đó, ngành tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; rà soát, bổ sung quy hoạch, chính sách, các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, thương mại; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đồng thời, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong đầu tư, SXKD nhằm giảm chi phí, phát huy tối đa công suất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”. 
Theo các chuyên gia kinh tế, để phát huy công suất, nâng cao giá trị sản phẩm, ngành cần có giải pháp, huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, cung cấp nguyên phụ liệu cho các nhà máy dệt may chuẩn bị đi vào hoạt động. Từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ nhập ngoại, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Riêng đối với sản xuất công nghiệp, cần củng cố và phát triển hệ thống phân phối nhằm mở rộng và tăng thị phần cho các sản phẩm công nghiệp. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo, phân tích tình hình thị trường, tiếp tục thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, phát huy tốt công suất các nhà máy hiện có, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhà máy để tăng năng lực sản xuất như: thuỷ điện, xi măng, vật liệu không nung, nhất là các sản phẩm trọng điểm đóng góp GTSX lớn như: bia, thuỷ điện, xi măng, sữa, đá trắng, vật liệu xây dựng, bao bì,... 
Cụ thể, đối với sản phẩm đồ uống: Phát huy công suất 3 nhà máy bia đạt sản lượng 180 triệu lít/năm; phát huy dây chuyền chế biến sữa TH tại Nghệ An để sản lượng sữa đạt 150 triệu lít (40 triệu lít sữa Vinamilk và 110 triệu lít sữa TH). Thuỷ điện: Phát huy tốt công suất nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành, phấn đấu sản lượng điện đạt 2,8-3,0 tỷ KWh. Xi măng: Phát huy hết công suất các nhà máy hiện có và vận hành mới nhà máy xi măng dầu khí 12/9 Anh Sơn 600.000 tấn để đạt sản lượng 1,56 triệu tấn. Đẩy nhanh công tác chuyển giao nhà máy xi măng Đô Lương cho chủ đầu tư mới. Kêu gọi nhà đầu tư mới đầu tư Dự án xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ; tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho chủ đầu tư Dự án xi măng Tân Thắng, Dự án xi măng Dầu khí đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. Đối với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sẽ tập trung khai thác công suất các nhà máy chế biến chè, tinh bột sắn, mía đường, chế biến thuỷ sản, thức ăn gia súc. Riêng đối với công nghiệp dệt may, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy sợi, may; phát huy công suất 4 cơ sở may của Hàn Quốc (3 nhà máy) và Nhật Bản (1 nhà máy); đưa sản lượng may lên 17 triệu sản phẩm, sợi 12.500 tấn. Một số nhà máy có sản phẩm mới như: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (BSE-Hàn Quốc) 250 triệu sản phẩm/năm, sản xuất nhựa Tiền Phong... 
Thu Huyền

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.