EU họp thượng đỉnh, người dân biểu tình lớn

Khoảng 10.000 người biểu tình ngoài nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 15-3.

Theo Reuters, người biểu tình cầm theo các biểu ngữ như "bãi bỏ thắt lưng buộc bụng", "bỏ tù các nhà băng", "giảm ngân sách giáo dục không giải quyết được gì" và hướng về nơi các nguyên thủ châu Âu họp thượng đỉnh.

"Xóa bỏ mọi chính sách khắc khổ và hãy bắt đầu lắng nghe tiếng nói những người đang xuống phố biểu tình toàn châu Âu" - anh Pascoe Sabido nói với Reuters. Anh đã phải rời nước Anh để đến Bỉ sau khi mất việc làm.

Người dân biểu tình bên ngoài trụ sở hội nghị thượng đỉnh EU bất chấp trời có tuyết rơi trái mùa - Ảnh: AP

Khoảng 150 nhà hoạt động từ Bỉ, Đan Mạch, Đức và Ý tuyên bố chiếm giữ trụ sở làm việc của ủy viên phụ trách kinh tế của EU Olli Rehn - người bị cáo buộc đã đẩy miền nam châu Âu rơi vào suy thoái và nợ nần. Khi cảnh sát Bỉ đến thì nhóm người này buộc phải rời đi.

Việc làm và tăng trưởng tiếp tục là chủ đề thống trị hội nghị. Khoảng 26 triệu người của 27 quốc gia thành viên EU, trong đó có 7 triệu thanh niên, hiện đang thất nghiệp. Khu vực đồng euro đã rơi vào suy thoái hơn một năm nay và tỉ lệ thất nghiệp - như BBC cho biết - hiện xấp xỉ 12%.

Từ Brussels, Tổng thống Pháp Francois Hollande thúc giục Ủy ban châu Âu ban hành những mục tiêu ngân sách linh hoạt. Theo BBC, Pháp được cho là sẽ không đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay.

Trong khi đó, Thủ tướng Ý Mario Monti lập luận rằng Ý và các nước EU đang đối mặt với áp lực tài chính công nên được cho phép đẩy mạnh chi tiêu tạo việc làm. Thủ tướng Monti cảnh báo những người đồng cấp châu Âu rằng “sự ủng hộ của công chúng dành cho những chương trình cải cách và tệ hơn là cho EU đang sụt giảm nhanh”. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh EU cuối cùng mà ông Monti tham dự.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết tâm duy trì các chính sách khắc khổ và quản lý ngân sách chặt chẽ để tránh bất cứ xáo trộn nào có thể gây ra bất ổn trên thị trường.

AP cho biết các lãnh đạo nói rằng họ hoàn toàn nhận thức được sự giận dữ của người dân đang đến gần mức nguy hiểm, nhưng thay vì tích cực đưa ra giải pháp mới thì họ muốn tiếp tục duy trì lối cũ.

Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ kết thúc vào ngày mai 16-3.

Theo Tuổi trẻ - ĐT

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.