Eurozone sẽ phối hợp với ECB cứu đồng tiền chung
Khu vực đồng euro đã đi đến quyết định quan trọng liên quan Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) và sẽ phối hợp với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đểcứu đồng tiền chung được cả 17 nước thành viên khu vực sử dụng.
Đây là thông báo của Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean-Claude Junckerđăng trên nhật báo "Le Figaro" của Pháp ra ngày 29/7 vừa qua.
Không đề cập nội dung quyết định vừa được nhất trí, song ông Juncker nói rõ Khu vực đồng euro sẽ phải phác thảo tốc độ cũng như phạm vi triển khai kếhoạch mới, đồng thời sẽ hành động phối hợp với ECB. Theo ông, Khu vực đồng euro không thể lãng phí thêm thời gian được nữa.
Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean-Claude Juncker. (Nguồn: AFP)
Trong bài trả lời phỏng vấn khác đăng trên tạp chí "Nam Đức" của Đức, ông Juncker cũng từng nói Khu vực đồng euro đã ở vào giai đoạn phải bằng mọi cách chứng minh rằng họ quyết tâm đảm bảo ổn định cho liên minh tiền tệ này. Tuy nhiên, ông bác bỏ đề xuất của Đức về việc "trục xuất" Hy Lạp khỏi Khu vực đồng euro.
Ông Juncker đưa ra thông báo trên trong bối cảnh Chủ tịch ECB Mario Draghi tuần trước đã giúp "vẽ đồ thị đi lên" cho thị trường chứng khoán và "vẽ đồ thị đi xuống" cho phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha bằng tuyên bố rằng ngân hàng này sẵn sàng làm mọi việc cần thiết để duy trì sự tồn tại của đồng euro.
Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức ngay sau đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Kểtừ khi bùng phát cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro, ECB chưa khi nào chậm trễ trong việc triển khai các biện pháp khẩn cấp, bên cạnh biện pháp cắt giảm lãi suất, nhằm tránh để thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.
EFSF hiện còn chưa đến 200 tỷ euro (245 tỷ USD), không đủ để cứu trợ Italy nếu nước này cần gói cứu trợ tương tự như Hy Lạp, mà chỉ đủ để trấn an thịtrường. Các quy định hiện hành cho phép EFSF can thiệp vào thị trường đầu tiên của những quốc gia đã ký thỏa thuận về cải cách để đổi lấy cứu trợ tài chính; thực thi các biện pháp về tín dụng như một biện pháp phòng ngừa hoặc cho vay đểtái cấp vốn cho các ngân hàng. Định chế này cũng có quyền mua nợ công trên thịtrường thứ cấp, nhưng chưa từng áp dụng biện pháp này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tháng Sáu vừa qua, lãnhđạo tổ chức này nhất trí EFSF có thể tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng chứkhông cần thông qua các chính phủ nước thành viên nhằm tránh chất nặng thêm gánh nợ công cho các nước cần được cứu trợ.
Quỹ cứu trợ ngắn hạn này sẽ được thay thếbằng quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay./.
Theo (TTXVN) - ĐT