Gia đình - nét đẹp của bản sắc văn hoá
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với biết bao biến cố thăng trầm, với những sựđổi thay của thể chế, tổ chức gia đình Việt Nam vẫn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống.
Nét đẹp lớn nhất mà ai cũng có thể nhận thấy, bắt nguồn từ thuở cha ông chảy mãi đến tận ngày nay, đó là mối quan hệ nghĩa tình trong gia đình. Gia đình một tổ chức dựa trên mối quan hệ nghĩa tình.
Đây là một nét đặc trưng, một nét đẹp văn hóa mà có lẽ chỉ có ở một dân tộc hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước, lại phải trường kỳ chịu cảnh thiếu thốn khó khăn, phải chống chọi với ngoại xâm, thiên tai và thú giữ. Có sống với nhau bằng nghĩa bằng tình thì mới có câu ca dao: "Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon".
Niềm vui ngày cuối tuần. Ảnh : Sỹ Minh
Cha ông ta xưa khắt khe trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Ấy vậy mà trải qua hàng nghìn năm, với biết bao thế hệ nối tiếp nhau, những chuẩn mực của gia đình như nền nếp gia phong, mô hình "tứđại đồng đường" vẫn được hình thành, nâng niu, gìn giữ. Chẳng phải đó là xuất phát từ tình nghĩa hay sao? Cũng vì đề cao nghĩa tình trong gia đình mà cha ông ta coi trọng sựđồng thuận, sự tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và coi đó là cơ sở vững bền để phát triển đời sống: "Thuận vợ thuận chồng tát bểĐông cũng cạn".
Bên cạnh quan niệm về tình nghĩa, về thủy chung, gia đình Việt
Đối với mỗi người chúng ta, gia đình có vai trò rất quan trọng. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách. Mỗi người khi sinh ra và lớn lên luôn được nuôi dưỡng và bao bọc bởi cha mẹ, rộng hơn nữa là ông bà, cô bác, anh em ruột thịt. Cha mẹđã có công nuôi dưỡng mỗi người nhưng cha mẹ cũng đã tác động lên mỗi người những ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đến các ứng xử văn hóa. Nếu ai đó đã từng nói, trẻ con như tờ giấy trắng, thì người đã đặt nét chữđầu tiên lên tâm hồn ngây thơ, trong trắng ấy là cha mẹ. Không cha mẹ nào không giành những gì tốt nhất cho con và chỉ mong mỏi một điều duy nhất là con nên người.
Trong quan niệm về gia đình của người Việt
Cùng hợp tác với nhau trong sản xuất, trong việc chống chọi thiên tai, thú giữ, nên người Việt
Ngày nay, khi mà kinh tế thị trường đang gây một sức ép lớn lên mọi người, thời gian trở nên eo hẹp, tâm lí trở nên nặng nề, nhiều người đã đặt cái tôi hưởng lạc và thực dụng của mình lên trên hết, bỏ quên gia đình, người thân, xóm giềng, coi nhẹ các giá trị nhân văn truyền thống, thậm chí còn ngược đãi với cha mẹ, anh em. Đó là điều mà chúng ta phải cùng nhau lên án. Hãy quay về với gia đình, coi gia đình là trên hết, hãy sống tốt với những người thân trong gia đình, những người xung quanh! Nhận thức đúng giá trị văn hóa và bằng tình yêu thương chân thành đối với gia đình, suy đến cùng đó là lòng yêu Tổ quốc.
Nguyễn Mạnh Hà