Giá tiêu dùng tăng rõ rệt

Tính trung bình các nhóm trong rổ hàng hóa tính CPI, giá cả tháng 8 tăng 0,83% so với tháng trước, nhưng trên thị trường, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ thiết yếu tăng rõ rệt. Mức tăng này cao gấp đôi so với dự báo trước đó của một số chuyên gia kinh tế rằng CPI dao động tăng từ 0,4-0,5% so với tháng 7.   


Giá tiêu dùng tăng rõ rệt ảnh 1

Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng khá mạnh

 

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 này tăng 0,83% so với tháng 7. Trong đó, thuốc và dịch vụ y tế là nhóm hàng có tác động mạnh nhất tới giá cả nói chung. Chỉ riêng trong tháng 8, nhóm hàng này có mức tăng 4,11% so với tháng 7 trong đó nhóm dịch vụ y tế tăng 5,09%. 8 tháng đầu năm 2013, nhóm hàng này đã có mức tăng “phi mã” so với cùng kỳ năm ngoái là 57,98%. Tiếp đó là nhóm hàng giáo dục tăng 0,9% so với tháng trước và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% so với tháng 7.

Đáng chú ý, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về mức tăng giá trong tháng này. Nguyên nhân là do từ đầu tháng 8, Hà Nội áp dụng mức viện phí và phí dịch vụ y tế mới khiến giá cả nhóm này tăng vọt. Bên cạnh đó, cũng như nhiều địa phương khác, việc tăng giá xăng dầu liên tiếp trong tháng 7, tháng 8 và tăng giá điện, giá gas đầu tháng 8 đã đẩy giá các mặt hàng đầu vào sản xuất, sinh hoạt tăng cao. Ngoài ra, mưa bão liên tục trong chu kỳ tính CPI vừa qua tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố phía Bắc đã tác động trực tiếp khiến giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu lên mức cao hơn khá nhiều so với giá bán trước đây.

Lo lắng về tình trạng giá cả nhiều dịch vụ, hàng hóa tăng, chị Nguyễn Bích Vân (Đại Cồ Việt- Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Cầm tiền trong tay mới biết giá cả đang diễn biến thế nào. Viện phí, thuốc hay gas, xăng dầu, điện đều tăng giá, kéo theo cả thực phẩm, rau xanh cũng “té nước theo mưa”. Trong số các hàng hóa, dịch vụ này, người dân chúng tôi không thể giảm bớt bất kỳ nhu cầu nào. Biết là tốn kém hơn nhiều nhưng vẫn phải tiêu”. 

Nỗi lo của người tiêu dùng rất cần được chia sẻ khi những ngày mưa bão đã kết thúc ở Hà Nội nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn giữ nguyên như khi thời tiết thất thường. Cụ thể, giá một số loại rau xanh như sau: rau dền 7.000 đồng/mớ; cà chua 15.000 đồng/kg; cải ngọt 18.000 đồng/kg; bí đao 10.000 đồng/kg; cà rốt 18.000 đồng/kg, cải bắp 18.000 đồng/kg, khoai môn 20.000 đồng/kg; thì là 110.000 đồng/kg.

Giá một số loại thực phẩm tươi sống cũng nhích lên: thịt nạc thăn, nạc vai 85.000 đồng/kg; sườn 85.000- 90.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 80.000 đồng/kg. Thịt bò dao động từ 260.000- 280.000 đồng/kg. Cá quả 120.000 đồng/kg. Cua 120.000 đồng/kg.

Ghi nhận tại các chợ cho thấy, nguồn rau xanh vẫn chưa dồi dào do ảnh hưởng của các đợt mưa gần đây. Chị Hương (tiểu thương tại chợ Thành Công) cho biết: “Giá rau xanh khó giảm do nguồn cung chưa thực sự dồi dào”. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, tiểu thương đã muốn tăng giá bán nhiều loại mặt hàng do giá xăng dầu và gas… liên tiếp biến động bất lợi. Nhưng do sức mua yếu nên họ chưa dám tăng. Đến nay, “mượn cớ” thời tiết nên giá cả rất khó xuống. 

Chị Mai (tiểu thương chợ Phùng Khoang) cũng cho hay, giá gạo bán lẻ trên thị trường đang có xu hướng tăng. “Mấy đợt nhập hàng gần đây, lần nào gạo cũng tăng vài giá. Hết đợt hàng vừa nhập này là lần sau chúng tôi sẽ tăng giá”- chị Mai nói. Theo đó, gạo Bắc Hương hiện đang ở mức 15.000 đồng/kg; Tám Thái 18.000 đồng/kg; Xi dẻo 13.500 đồng/kg… Mức tăng sắp tới được dự báo thêm khoảng 1.000 đồng/kg mỗi loại.

Một chuyên gia kinh tế phân tích, nếu chỉ nhìn vào mức tăng CPI nói chung, sẽ có ý kiến cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng bởi biên độ dao động lớn hơn các tháng khác, chứng tỏ sức mua trên thị trường đã tích cực hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, giá cả tăng tháng này lại chưa phản ánh sức mua bởi mức tăng hoàn toàn do việc điều chỉnh giá các mặt hàng trong rổ hàng hóa một cách đơn thuần. Vị chuyên gia này cũng lo ngại giá cả nhóm giáo dục sẽ còn tăng mạnh trong tháng 9 tới khi năm học mới bắt đầu. Tuy nhiên, chưa có cơ sở dự báo các mặt hàng khác sẽ tăng giá đột biến. Việc cần làm lúc này vẫn là thận trọng với lạm phát và tìm biện pháp kích thích tiêu dùng.

Tới thời điểm này, CPI cả nước đã tăng 3,53% so với tháng 12-2012. Dự báo, CPI 3 tháng cuối năm nay cũng được đánh giá sẽ không biến động lớn với mức tăng khoảng 0,5%/tháng. Do đó, lạm phát năm nay không có gì đáng ngại.


Theo Anninhthudo - P.H

tin mới

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.