Giải “hạn” cho những vùng đất "khát"

(Baonghean) - Đã nhiều năm nay, mơ ước của hàng ngàn hộ dân các xã Văn Lợi, Minh Hợp, Đồng Hợp (Quỳ Hợp) là có đủ nước để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Và trong nay mai, giấc mơ đó của người dân sẽ thành hiện thực khi Dự án xử lý nước sinh hoạt ở những xóm, điểm khó khăn do ảnh hưởng của môi trường được hoàn thành.

Cán bộ xã chở nước đi làm


Những ngày cuối tháng Bảy, khi cơn mưa rừng dai dẳng ào ạt đổ xuống chúng tôi men theo con đường lầy lội đang thi công dở dang vào với đồng bào các dân tộc xã Văn Lợi (Quỳ Hợp). Với người lạ, mưa trút xuống thật não nề; còn với người dân địa phương, bất kỳ ai chúng tôi gặp, khuôn mặt cứ rạng ngời, hớn hở đến lạ. Nắm bắt được tâm lý chúng tôi, ông Chủ tịch UBMTTQ xã Phan Văn Báo thủng thẳng giải thích: “Đây là cơn mưa lớn nhất, kéo dài nhất mấy tháng qua ở Văn Lợi. Nó báo hiệu mùa mưa bắt đầu nên bà con ai cũng phấn khởi cả. Nói vui nhưng mà thật, ở Văn Lợi ai cũng thích mưa lụt vì có nước”. Nghe đến lụt lội, hẳn nhiên nhiều địa phương ai cũng phải dè chừng, nhưng cái chuyện ngược đời “thích mưa lụt” của người dân Văn Lợi, ông cán bộ mặt trận xã chia sẻ không phải không có lý do của nó.

Xã Văn Lợi có 927 hộ, 3.864 nhân khẩu, cư trú trên 10 xóm gồm cộng đồng các dân tộc Kinh, Thổ, Thái. Vì thiếu nước sản xuất nên cả xã chỉ có 13 ha ruộng nước tập trung ở 2 xóm Tây Lợi và Đại Thành, cũng là 2 xóm duy nhất đảm bảo được nước sinh hoạt. 8 xóm còn lại không hề có ruộng lúa nước nào, bà con chủ yếu trồng mía nguyên liệu. Ở những xóm này, đặc biệt là các xóm Bắc Lợi (78 hộ), Thắng Lợi (97 hộ), Xuân Lợi (87 hộ) và Văn Giai (51 hộ) luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước quanh năm, nhất là vào giai đoạn mùa khô kéo dài từ tháng 11 âm lịch năm nay cho đến tháng 4 âm lịch năm sau. “Sống trên một thung lũng mà địa chất lớp đá vôi cứng, dày nên bao nhiêu nỗ lực khoan giếng của người dân hầu hết đều thất bại. Như trường hợp gia đình ông Trương Văn Hợp ở xóm Thắng Lợi phải bấm bụng thuê thợ khoan 3 mũi sâu 70 – 80m nhưng không hề tìm ra một giọt nước. Thế mới có hình ảnh hết sức quen thuộc nơi đây là các bể nước bằng bê tông được bà con xây cao vượt cả mái nhà để hứng nước vào mùa mưa và dùng dè xẻn quanh năm.

Dù đã “huy động” mọi vật dụng có được để tích trữ nước mưa, nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu. Chị Thái Thị Thanh ở xóm Thắng Lợi, nước da ngăm đen, nụ cười tươi rói tiếp chuyện chúng tôi giữa lúc cơn mưa nặng hạt quất thẳng vào chái hiên nhỏ trước nhà. Mấy năm nay, chồng chị đi xuất khẩu lao động bên Israel nên nhà chỉ có 2 mẹ con. Ngần ấy người nhưng cái bể nước to tướng xây sát bên hông nhà vẫn không đủ dùng trong năm. Chị Thanh than trời: “Khổ lắm, năm nay, gia đình thiếu nước từ tháng Hai đến cuối tháng Sáu, sinh hoạt đảo lộn hết! May mấy hôm nay trời mưa to mới có nước dùng”. “Vậy mấy tháng qua lấy nước ở đâu mà sinh hoạt” – Tôi hỏi? “Tui phải vào tận Thung Voi cách 5 km xin nước chở về”, chị Thanh bồng đứa con vừa nhìn từng dòng nước chảy theo máng hứng vào bể với ánh mắt rất vui. Thiếu nước đối với người dân Văn Lợi cứ như căn bệnh “mãn tính”, không chừa gia đình nào, kể cả trường học, công sở. Hôm làm việc ở trụ sở xã Văn Lợi, ông Trương Thanh Tình – Phó Chủ tịch xã ngoài than khổ cho dân của mình, còn kể cho chúng tôi một chi tiết “thú vị”.

Đó là chuyện trong tháng Tư vừa rồi, do bể nước của xã bị thủng, bao nhiêu nước tích lũy được trong mùa mưa năm trước nhoắng cái đã chảy hết ra ngoài. Từ đó, không ai bảo ai, cán bộ xã Văn Lợi lúc đi làm đều phải mang theo cả chai coca nước để uống trong thời gian ở công sở. Riêng ông Tình ngày nào lên trụ sở cũng phải đèo bồng thêm can nước 5 lít sau xe. Bởi cái lý do cũng rất đặc thù, làm lãnh đạo nên tiếp khách nhiều, phải có nước để pha trà mời khách, rứa mà có ngày vẫn thiếu trước hụt sau. “Nhân dân Văn Lợi nhiều người cũng phải đi mua nước vào mùa khô. Cứ 1 xe công nông chở hơn 2 khối nước từ ngoài Thị trấn Quỳ Hợp hoặc xã Châu Đình vào có giá 300 ngàn đồng. Vừa rồi, xã phải mua 2,5 khối nước đổ vào bể. Anh em không còn cái cảnh lốc cốc mang nước theo nhưng cũng phải dùng hết sức dè xẻn”, ông Tình cho hay.

Không chỉ Văn Lợi, mà ở Quỳ Hợp, các xã Đồng Hợp, Minh Hợp đều được liệt kê vào danh sách tâm “khát”. Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND xã Minh Hợp cho biết: “Xã có 10/21 xóm với 1.100 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt các xóm như Minh Thọ, Minh Thành, Minh Hồ, Minh Tân, Minh Tâm, Minh Thắng, Minh Hồng, Minh Cao, Minh Xá thiếu nước trầm trọng”.   

Giải “hạn” cho đất “khát”

Chứng kiến cảnh nhân dân “khát” nước sinh hoạt đời này qua đời khác, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp qua nhiều thế hệ hết sức trăn trở nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa này. May thay, trong chuyến làm việc của đồng chí Hồ Đức Phớc khi đó là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (nay là Bí thư Tỉnh ủy) vào ngày 8/4/2013, những khó khăn về nước sinh hoạt được lãnh đạo huyện trình bày. Thấu hiểu nỗi truân chuyên của bà con, trong kết luận buổi làm việc với huyện, đồng chí Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo địa phương và các cấp, các ngành phải vào cuộc với tinh thần quyết liệt nhất để cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng thời đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã giới thiệu cho lãnh đạo huyện DNTN Nhật Ký có trụ sở ở Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị với vị giám đốc Lý Văn Ký có nhiều kinh nghiệm trong thăm dò và khoan nước ở những vùng khô hạn trong cả nước.

Ngay lập tức, UBND huyện Quỳ Hợp đã lập báo cáo kỹ thuật Dự án xử lý nước sinh hoạt ở những xóm, điểm khó khăn do ảnh hưởng của môi trường với tổng mức đầu tư 2,47 tỷ đồng. Dự án được chia thành 2 giai đoạn gồm: khoan 18 giếng và lắp bơm để bơm nước; xây dựng tháp nước và bồn chứa nước có thể tích 3m3 cho mỗi giếng khoan. Hiện nay, sau quá trình khảo sát mạch nước của ông Lý Văn Ký, đội khoan giếng của DNTN Nhật Ký đã tiến hành khoan 5 giếng ở xã Đồng Hợp (cả 5 giếng đã có nước), 6 giếng ở Minh Hợp (5 giếng đã có nước), 6 giếng ở Văn Lợi (2 giếng đã có nước) và 1 giếng ở trụ sở Công an huyện Quỳ Hợp (đã có nước). Anh Nguyễn Chí Phong – Tổ trưởng tổ khoan cho biết: “Chúng tôi đã khoan giếng ở nhiều vùng khó khăn về mạch nước trên cả nước nhưng chưa bao giờ gặp khó như ở Quỳ Hợp. Đặc biệt ở xã Văn Lợi, nước mồi để khoan không có; địa chất phức tạp, nhiều đá trắng; mạch khô cũng nhiều, rất khó xác định mạch có nước. Tuy nhiên, với kết quả hiện nay, chúng tôi tin tưởng tất cả các giếng khoan đều có nước, đáp ứng mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân địa phương”.

Nước trong vắt, mát lạnh trào lên từ lòng đất Minh Hợp khiến bà con rất vui.

Vừa quả quyết về thành công của những giếng khoan nước, anh Phong dẫn tôi đi xem 2 miệng giếng đã có nước đang được bao bọc cẩn thận chờ lắp bơm ở xóm Văn Giai và Trường THCS Văn Lợi, xã Văn Lợi. Còn tại xóm Minh Tâm, xã Minh Hợp, khi chúng tôi đến, tổ khoan giếng của DNTN Nhật Ký cũng vừa khoan thành công giếng thứ 5.

Nhìn dòng nước trong vắt, mát lạnh vụt trào lên từ lòng đất khô cằn, bác Lê Văn Sơn - Xóm trưởng không giấu nổi xúc động: “Xóm chúng tôi có 145 hộ, 600 nhân khẩu luôn sống trong tình trạng thiếu nước 5 tháng mỗi năm. Nhiều gia đình đã tự khoan giếng nhưng không thành công. Nay có dự án của Nhà nước khoan giếng cho nhân dân, chúng tôi rất phấn khởi. Hy vọng dự án sớm hoàn thành để nhân dân sớm thoát cảnh khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt”. Ông Trương Hải Nam – Phó Ban QLDA huyện Quỳ Hợp cho biết: “Nhận được sự quan tâm của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, huyện Quỳ Hợp quyết tâm thực hiện Dự án thành công để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân. Trước mắt huyện đã trích 500 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp môi trường để thực hiện hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, phấn đấu sẽ hoàn thành trong năm nay. Phần kinh phí còn thiếu trong tổng mức đầu tư, chúng tôi đã làm tờ trình xin tỉnh hỗ trợ”.

Rời Quỳ Hợp khi cơn mưa rừng đã ngớt. Mong sao, đất Quỳ Hợp sẽ mở lòng cung cấp nguồn nước mát lạnh ổn định cho người dân vùng tâm khát. Để niềm vui mãi ánh lên trong ánh mắt, nụ cười những người dân miền núi vốn đã trăm nỗi gian lao, nhọc nhằn này.

Thành Duy - Thanh Phúc

tin mới

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.
Có không gian vừa thoáng mát, vừa yên tĩnh dường như đã tạo cảm hứng đọc sách cho các em học sinh

Dãy nhà chờ độc đáo cho giáo viên và học sinh vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Điểm Trường Tiểu học bản Khổi, thuộc Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương - Nghệ An) chỉ có 2 phòng học, không có phòng chờ cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Phụ huynh nơi đây đã cùng nhau góp tre, nứa, lá cọ để dựng lên những nhà chờ đẹp mắt, thân thiện.
học sinh tựu trường

Những đứa trẻ người Mông ở Nghệ An rời bản, xuống núi đến trường

(Baonghean.vn) - Cuộc sống vất vả đã “cuốn” những đứa trẻ người Mông ở Tri Lễ (Quế Phong) sớm lên nương, vào rẫy... Tuy nhiên năm gần đây, nhận thức người dân được nâng lên, người Mông đã xem việc đưa trẻ xuống núi theo học là để tiếp thu kiến thức mới, góp phần nâng cao cuộc sống, xây dựng bản làng.
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

(Baonghean.vn) - Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng.
Hoạt động của bộ phận một cửa tại Chi cục thuế huyện Tương Dương. Ảnh: Phương Thúy

Huyện có 5 dự án thủy điện ở Nghệ An kiến nghị trích nguồn thuế cho địa phương

(Baonghean.vn) - Trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) hiện có 5 dự án thủy điện nhưng việc thu thuế lại không thuộc trách nhiệm của huyện. Do đó, huyện vùng cao này đề nghị có chính sách nhằm trích lại một phần kinh phí từ nguồn thu thuế các công trình thủy điện trên địa bàn cho địa phương.