“Giải thưởng cháu Bác Hồ” từ Trung thu năm ấy

(Baonghean.vn) - Nghe các cụ truyền lại, Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám âm lịch mỗi năm, nguyên là ngày lễ hội của những người làm nghề nông, trên một đất nước hầu hết làm nông nghiệp như Việt Nam.

Thời gian này, cấy cày mùa vụ đã xong, người dân có chút nhàn rỗi, nên ban ngày sửa soạn thờ cúng tổ tiên và các thần linh cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đến tối thì bày cỗ trông trăng, trẻ ngồi nghe ông bà kể lại sự tích chị Hằng Nga và chú Cuội. Ở thị thành, trai tráng tụ hội thành đoàn rước sư tử, rước rồng, kéo theo cái đuôi là đám trẻ hưởng ứng nồng nhiệt.

Từ ngày tết của nông dân, dần dà Trung thu lại được coi là tết của trẻ con, dành cho trẻ con. Các đoàn thể, gia đình xem đây là dịp bày tỏ tình cảm, sự chăm chút tới trẻ cả vật chất và tinh thần theo một cách riêng. Nhiều cái Tết Trung thu sau ngày nước ta dành Độc lập, Bác Hồ dù bận bịu vẫn gửi thư, thơ thăm các cháu yêu, cùng nhiều lời chúc thật tốt lành, vì các cháu là hình ảnh thu nhỏ của đất nước nay mai: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới.” (Thư Trung thu năm 1951). Còn vì một lí do nữa, là “Già Hồ rất yêu mến các em”.

Bác Hồ với các cháu TN-NĐ đón Tết Trung thu tại Chiến khu Việt Bắc

Trên Báo Vệ Quốc quân (số 57, ra ngày 1-12-1949), Bác Hồ cho biết, Tết Trung thu năm 1949, Bác nhận được từ các cháu nhi đồng xã Nam Hồng (chưa rõ địa danh này thuộc tỉnh nào?- K.H), một bộ áo nâu và số tiền 1.400đ. Áo, các cháu biếu Bác kính yêu, còn tiền thì các cháu nhờ Bác gửi biếu các chiến sĩ. Thế rồi Bác đã dùng bộ áo cùng số tiền thêm vào 600đ cho đủ 2000đ, rồi thay mặt các cháu treo một giải thưởng gọi là “Giải thưởng Bác Hồ”. Tính từ thời điểm đó, chú vệ quốc quân, chú dân quân du kích nào giết được nhiều giặc, cướp được nhiều súng, lập được nhiều công nhất ở mặt trận Trung du, sẽ được trao giải...

Thế là, cùng với “Giải thưởng cháu Bác Hồ” được các cháu nhi đồng và Bác Hồ háo hức mong đợi, thì “các anh lớn càng phải gắng thi đua lập nhiều công” hơn trước!

Nhớ lại, Tết Trung Thu năm 1949 là Trung thu kháng chiến thứ 3 của các cháu. Bác Hồ thấy rõ trong “Thư gửi các cháu nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu” năm này, là “thức gì cũng hơi thiếu thốn hơn trước, cho nên có lẽ Trung thu này các cháu cũng ít bánh quà hơn năm ngoái!”. Tuy nhiên, Bác rất mừng vì năm này quân dân ta đang tiến dần tới thắng lợi hoàn toàn, các cháu ở mọi miền tiến bộ hơn năm ngoái về cả thi đua học hành cũng như thi đua cùng người lớn tham gia kháng chiến giết giặc Tây.

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Việt Bắc

Trong Thư trung thu năm 1951, mở đầu Bác Hồ có hai câu thơ thật hay gửi các cháu nhi đồng, cho mãi đến hôm nay còn được rất nhiều người ngâm nga đến thuộc lòng:

Trung thu trăng sáng như gương,

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng...

Thực ra, không chỉ đến Tết Trung thu nhìn trăng sáng và tròn, Bác mới nhớ tới các cháu. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm theo dõi, nhắc nhở người lớn, động viên tuổi nhỏ, ghi nhận và đánh giá cao thành tích của các cháu thiếu nhi trong cả nước. Rõ ràng, ngoài tấm lòng của một vị Chủ tịch, trong Bác Hồ còn có tấm lòng cả nghĩ của một người ông ruột rà đối với các cháu thân thương của mình...GS Trần Văn Giàu có lần viết, đại ý thân mật với trẻ, săn sóc tuổi trẻ, đặt hy vọng vào tuổi trẻ, trồng người từ tuổi niên thiếu một cách có ý thức, có hệ thống thì có thể nói là xưa nay ở xứ ta chưa từng thấy ai bằng Cụ Hồ, cũng chưa từng thấy người Việt Nam nào được nhi đồng thương yêu, tôn kính bằng Cụ Hồ!

Với mẩu chuyện “Giải thưởng cháu Bác Hồ” kể trên, chúng ta có thêm một câu chuyện xúc động, độc đáo của một thời vận nước gặp rất nhiều gian nan, mất mát để bổ sung vào cái kho tàng chuyện vui Trung thu nước nhà!

Kim Hùng

tin mới

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

(Baonghean.vn) - 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, đảng viên Phan Chí Thành là một người con đặc biệt của thị xã Thái Hòa. Ông đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiến hàng trăm m2 đất cho cộng đồng chỉ với tâm niệm: “Những gì cống hiến cho xã hội thì sẽ không bao giờ mất đi...".

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.