Giảm thất thoát lúa trong và sau thu hoạch

21/06/2013 20:10

ĐBSCL THẤT THOÁT BAO NHIÊU VỀ LƯỢNG?

Sản lượng lúa ĐBSCL lên đến 24 triệu tấn/năm. Nếu lấy con số thất thoát là 10% thì lượng thất thoát đã lên tới 2,4 triệu tấn. Với giá bèo như năm nay thì giá trị thất thoát cũng lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Với diện tích trên 700.000 ha gieo trồng, sản lượng trên 4 triệu tấn, Kiên Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước và cũng là tỉnh có mức độ cơ giới hóa cao nhất nước nhưng tỷ lệ thất thoát cũng không nhỏ.

Theo TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có 1.381 máy GĐLH thu hoạch được 65% diện tích. Khảo sát thấy tỷ lệ rơi vãi của máy GĐLH là 3%, số lượng thất thoát do máy GĐLH sẽ là 4 triệu tấn x 65% x 3% = 78.000 tấn. Phần còn lại gặt bằng tay, suốt bằng thùng suốt thì tỷ lê rơi vãi là 5%, sản lượng hao hụt sẽ là 4 triệu tấn x 35% x 5% = 70.000 tấn. Như vậy chỉ riêng khâu gặt và suốt, sản lượng hao hụt của Kiên Giang đã là 148.000 tấn mà chưa kể đến những hao hụt trong các khâu khác như phơi, sấy, xay chà, bảo quản …



Ruộng lúa bón phân chuyên dùng Agrotain đều dày lá, cứng cây chống đổ ngã rất tốt

Theo TS Lê Văn Bảnh, toàn ĐBSCL hiện có 10.000 máy GĐLH đáp ứng được 50% diện tích và sản lương lúa qua sấy chỉ đạt 30 - 40%. Như vậy mới biết con số thất thoát là con số “khủng”.

Vụ HT có mức độ thất thoát cao hơn vụ ĐX do thời điểm thu hoạch thường bị mưa, bị lũ lụt, bị đổ ngã. Tiền công thu hoạch bằng máy GĐLH với ruộng lúa đứng là 2 triệu đ/ha nhưng với lúa đổ ngã là 2,5 - 3 triệu đ/ha, và tất nhiên tỷ lệ rơi vãi ở những ruộng này thì khó mà đo đếm.

THẤT THOÁT BAO NHIÊU VỀ CHẤT?

Cũng tại Kiên Giang, qua khảo sát thấy 70% trong số diện tích được gặt thủ công thì bà con đều có thói quen gặt xong bỏ mớ ngoài đồng đến vài ba hôm sau mới gom suốt. Việc phơi mớ ngoài đồng chẳng những hao hụt nhiều về lượng mà còn làm cho hạt gạo bị nứt. Ở ĐBSCL, nhiệt độ giữa trưa lên tới 38 độ C, nhưng ban đêm chỉ còn 25 độ C. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn khiến cho hạt lúa thoát ẩm lại hút ẩm trở lại làm cho phẩm cấp gạo bị tụt hạng.

Với những hộ dù đã qua sấy nhưng do không có kho chứa nên đóng vào bao phân đã qua sử dụng, chất ở hiên nhà làm cho lúa bị hút ẩm trở lại, từ 14 lên 15 độ cũng làm giảm phẩm cấp đáng kể.

Với vụ HT, nếu gặp mưa bão thì tỷ lệ thất thoát sẽ không kiểm soát được, có nhiều ruộng lúa mọc mộng ngay trên đồng hoặc đã đưa về được nhà nhưng không có chỗ phơi sấy.

Một nguồn thất thoát khác cũng không nhỏ nhưng ít được người quan tâm đấy là thu hoạch không đúng độ chín, rất nhiều ruộng để chín quá nên mủi, chẳng những rơi vãi nhiều mà phẩm cấp cũng bị giảm.

Làm sao thu hoạch đúng độ chín? Thời gian sinh trưởng của những giống lúa khác nhau thì khác nhau, có giống 90 ngày, có giống 100 ngày, 125 ngày, thậm chí 140 ngày. Tuy vậy nhưng chúng có một điểm chung là thời gian từ lúc trổ xong đến lúc chín đều là 30 ngày. Với lúa thì thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào lúc có 85% số hạt trên bông chín, vì 15% nhìn bên ngoài có vẻ chưa chín nhưng thực chất chúng đã no hạt và sẽ tự chín sau thu hoạch.

Vì đặc điểm trên, nên việc thu hoạch cần được tiến hành trong khoảng từ ngày thứ 26 sau khi lúa trổ xong và muộn nhất không quá ngày thứ 30.

CHỦ ĐỘNG CHỐNG THẤT THOÁT TRONG THU HOẠCH

Ngoài việc chọn giống cứng cây, thì các biện pháp kỹ thuật và chế độ phân bón có ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt. Quan sát những cây, ruộng bị đổ ngã đều cho thấy chúng bị gãy dập ở lóng thân thứ 2. Việc gãy dập sẽ làm cho việc vận chuyển dinh dưỡng bị ách tắc nên lúa sẽ bị lép năng suất giảm mạnh.

Sự vững chắc của lóng thân này có liên quan tới dinh dưỡng kali ngay trong thời kỳ mạ. Nếu ruộng đủ kali thì lóng thân này phát triển to, chắc, có bẹ lá ôm khít nên càng chắc. Bởi vậy việc bón phân lót có kali, hoặc bón sớm phân có kali với hàm lượng đủ là rất cần thiết. Với lúa HT ĐBSCL, nhu cầu kali khoảng 60 kg K20/ha, nên chia làm 2 lần bón, lần 1 chiếm 50% vào lúa 7 ngày sau sạ và 50% còn lại bón vào thời điểm thức đòng 40 - 45 ngày sau sạ.

Để giúp lúa cứng cây, chống được đổ ngã thì ngoài việc không bón dư phân đạm còn cần Canxi, Silic và một số nguyên tố vi lượng khác.

Trong nhiều năm qua, Cty CP Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và SX nên phân chuyên dùng cho lúa như là Đầu trâu 997, Đầu trâu 998, Đầu trâu 999. Khi bón phân chuyên dùng thì lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt. Hiện, Bình Điền đang SX và cung ứng ra thị trường loại phân chuyên dùng cho lúa thế hệ mới là Agrotain Lúa 1 + TE và Agrotain Lúa 2 + TE. So với phân thế hệ trước, phân này ưu việt hơn vì có chứa thêm Agrotain giúp chống thất thoát 25% phân đạm.


Theo (VOV)- LC

Mới nhất
x
Giảm thất thoát lúa trong và sau thu hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO