Giữ đất và dự án treo

(Baonghean) - Hiện nay,  nhiều khu công nghiệp và dự án đã đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất sản xuất của người nông dân nhưng không được sử dụng, để trống nhiều năm, trong khi người nông dân không có đất để canh tác, đã gây lãng phí lớn về một nguồn tài nguyên quốc gia.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy bản chất giữa việc giữ đất cho các dự án tương lai theo quy hoạch và dự án đã được cấp đất nhưng không thực hiện (dự án treo).

Đối với việc giữ đất theo quy hoạch thành nguồn đất dự trữ cho tương lai là cần thiết, nếu chúng ta không làm tốt điều này thì trong tương lai sẽ không còn đất có lợi thế dành cho các dự án lớn. Thời gian qua, mặc dù Quốc hội chưa đồng ý lập dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhưng Chính phủ cũng đã có quy hoạch để giữ đất cho dự án này. Đây là việc làm trách nhiệm cần thiết, có tầm nhìn chiến lược của Chính phủ. Thực tế trong những năm qua, ở một số thành phố lớn đã phải làm những con đường đắt nhất hành tinh do tiền đền bù giải phóng mặt bằng quá cao. Một vài số liệu cho biết, đường cao tốc ở Việt Nam chi phí gấp hai lần trên thế giới chủ yếu do tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, để không bỏ phí tài nguyên quốc gia, trong khi chưa có dự án đầu tư vào các khu đất dự trữ đã được quy hoạch đền bù, nên để cho người dân tiếp tục canh tác ở khu vực đó theo những thỏa thuận phù hợp để khi có dự án việc thu hồi đất được thực hiện dễ dàng.

Trường hợp các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính nhưng vẫn xin cấp đất để lập dự án, mục đích là để giữ đất, đây là một việc làm cần lên án, và phải thực hiện thu hồi đất, nếu không thực hiện đúng cam kết khi lập dự án. Như vậy, mới tránh được việc đầu cơ, nhượng quyền thuê đất, thu lợi riêng. Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một yêu cầu khách quan. Vấn đề là sử dụng đất có hiệu quả, tránh lãng phí.

Nhân đây chúng tôi muốn trao đổi thêm một số vấn đề không trực tiếp làm tăng trưởng kinh tế, nhưng lại đóng vai trò gián tiếp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội và thực hiện an sinh xã hội ở Thành phố Vinh và Nghệ An (cũng có thể tham khảo cho các đô thị khác).

- Mở thêm các trục đường giao thông. Trong lúc chưa có vốn thực hiện thì phải quy hoạch ngay, kể cả những con đường tự phát hình thành mang dáng dấp nông thôn, chạy ngoằn ngoèo chỗ to chỗ nhỏ xen vào khu vực dân cư ở các phường hiện nay. Trong lúc chưa có vốn thực hiện thì phải quy hoạch và tốt nhất là dành nguồn vốn để giải tỏa càng sớm càng tốt, vì càng về sau việc giải tỏa càng khó khăn, chi phí giải tỏa tăng cao.

- Quy hoạch và xây dựng tốt hệ thống thoát nước, hệ thống dẫn nước sạch, hệ thống điện trong toàn thành phố, tránh tình trạng đập đi làm lại quá nhiều, gây lãng phí, mất vẻ đẹp đô thị, ngập úng, thiếu nước, mất, chập cháy điện đã xảy ra trong nhiều năm qua.

- Xây dựng các khu trung tâm ở mỗi phường để giữ xe ôtô tránh vài năm tới lượng xe ôtô tăng lên không có chỗ đậu, buộc phải đỗ dừng ở trên mặt phố, gây tai nạn giao thông, tắc giao thông như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Không cấp dự án công nghiệp ven đê sông Lam, nhất là đoạn từ cầu Bến Thủy đến Cửa Hội, mà dành khu vực này cho du lịch sinh thái như Thành phố Đà Nẵng đã làm ven sông Hàn.

- Tăng thêm các điểm đổ rác và xây dựng các khu vệ sinh công cộng trong thành phố, theo phương thức Nhà nước đầu tư, tư nhân quản lý, bảo quản như ở Nhật Bản, hiện có hệ thống vệ sinh công cộng tốt nhất thế giới.

- Trồng thêm cây xanh và các thảm cỏ thực vật ở trong thành phố, nhất là các khu đất trống, số hồ nước còn lại trong thành phố không san lấp, cấp đất mà làm sạch, dành thêm nhiều khu đất trồng cây xanh, công viên nhỏ theo hướng kiến trúc xanh, tạo những “lá phổi xanh” cho thành phố như một số nước trên thế giới.

Đây là những việc làm cần thiết để đưa Thành phố Vinh xứng tầm với đô thị loại một, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng Bắc Trung bộ như kết luận của Bộ Chính trị trong những năm qua.

TS. Dương Xuân Thao (Hiệu trưởng Trường CĐ KT-KT Nghệ An)

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.