Hấp dẫn rước, đua thuyền ở Lễ hội Đền Thanh Liệt

(Baonghean) - Lễ hội Đền Thanh Liệt hay còn gọi Lễ hội Rước hến là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam (huyện Hưng Nguyên).
Lễ hội Đền Thanh Liệt thường được mở đầu khi trời còn sáng sớm, với lễ rước kiệu trên bộ từ ngôi đền thiêng của làng ra bãi bồi ven sông Lam, sau đó đoàn rước tiến hành rước thủy trên một đoàn thuyền lớn của người dân vạn chài được kết lại với nhau thành một dãy dài, trang trí cờ hoa rực rỡ cùng với đồ tế khí, các mâm lễ vật,... Đi đầu đoàn rước là thuyền chủ có trang trí án thờ thủy thần, trên thuyền chở các bô lão lớn tuổi của làng, tiếp theo là thuyền chở kiệu của các thần như: Nguyễn Biểu; Đức vua thủy quốc; Đức vua Thiên vương; Sát hải đại Đại vương Hoàng Tá Thốn; Sơn liêu Độc cước; Mẫu Liễu Hạnh… sau cùng là các thuyền của nhân dân các vùng như làng chài Thanh Liệt, Vũng Hà, Phù Long, Phù Thạch thuộc 2 xã  Hưng Lam - huyện Hưng Nguyên và xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Cao trào của lễ rước trên sông Lam là lễ tế thủy thần ở ngã ba sông Lam nơi giao lưu giữa dòng sông Lam (Nghệ An) và Sông La (Hà Tĩnh) hay còn gọi là “Bãi phủ” là hiện tượng ngự đồng tập thể hết sức độc đáo và đầy sự huyền bí để cầu cho người ngư phủ được tôm cá đầy thuyền, cho con hến sinh sôi nảy nở,… Trong quá trình hành lễ, bơi quanh đoàn thuyền rước là 2 thuyền rồng, mỗi thuyền do 12 nam, 12 nữ chưa vợ, chưa chồng, mặc trang phục truyền thống vừa bơi trải vừa hát ví, hát giặm, đối đáp những làn điệu dân ca xứ Nghệ. 
Chuẩn bị thuyền rước.
Chuẩn bị thuyền rước.
Lễ tế được tổ chức 2 lần trong thời gian từ 5 đến 6 giờ đồng hồ và kết thúc bằng màn rước kiệu thần về lại ngôi đền của làng và tổ chức lễ đại tế. Sau phần đại tế, nhân dân bước vào phần hội. Phần hội diễn ra cũng không kém phần hấp dẫn với những trò chơi dân gian mang đậm màu sắc sông nước với các trò chơi dân gian như:  thi bơi trải; thi cướp giải, bơi qua sông Lam, thi lặn, đua chèo lộn tiêu… Hấp dẫn nhất vẫn là hoạt động đua thuyền,  mỗi thuyền có 12 tay chèo. Lễ hội Đền Thanh Liệt là một đặc sản lễ hội dân gian giàu bản sắc văn hóa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và mang đậm dấu ấn của cư dân miền sông nước. Tuy nhiên các bản sắc văn hóa đó đang có nguy cơ bị mai một, đòi hỏi cần có sự vào cuộc của chính quyền, cộng đồng nhằm tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn phát huy...
Mạnh Hà 
(Sở VH-TT&DL)

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.