Hiệu ứng tích cực từ một chính sách tín dụng

(Baonghean) Sau 2 tuần thực hiện chủ trương điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm, theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh như Vietcombank, Công thương, Đầu tư, Nông nghiệp… đã nhanh chóng thực hiện hạ lãi suất cho khách hàng. 

    

Khi chúng tôi tiếp cận để tìm hiểu về vấn đề này, ông Phan Việt Phong- Phó Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Trung Đô khẳng định: Tất cả các hợp đồng phát sinh, vay cũ tại Vietcombank Trung Đô đều được chuyển về tối đa là 15%/năm kể từ ngày 13/7/2012. Có 59 doanh nghiệp với dư nợ 180 tỷ đồng và 108 khách hàng cá nhân dư nợ 30 tỷ đồng đều đã được điều chỉnh xuống lãi suất 15%/năm. Số nợ cũ của Chi nhánh chiếm khoảng 30%, tất cả đã được điều chỉnh về lãi suất 15%, còn lại 60% khách hàng vay sau này đã được hưởng mức lãi suất thấp hơn 15% kể từ ngày 1/6/2012”. Trước khi thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất trần tối đa cho vay 15%/năm đối với các khoản vay cũ, ngày 1/6/2012, Chi nhánh Vietcombank Trung Đô cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với lãi suất 13,5%/năm, đến ngày 11/6 cho vay thông thường 14%/năm, doanh nghiệp nhỏ vừa là 12,5%/năm. Tiếp đó, đến ngày 13/7, lãi suất cho vay thông thường 13%/năm, cho vay doanh nghiệp nhỏ, vừa 11,5%/năm.  Trong cơ cấu của ngân hàng 90% nguồn thu từ tín dụng, việc giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, song đây cũng là dịp thể hiện trách nhiệm của Vietcombank chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng xã hội, cụ thể là doanh nghiệp.

           Hạ lãi suất các khoản vay cũ - hỗ trợ thiết thực đối với doanh nghiệp.

Bà Lê Thị Lý - Trưởng phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Nghệ An cho biết: Với truyền thống của một ngân hàng thương mại lớn luôn tiên phong trong việc hạ lãi suất cho khách hàng, chúng tôi khẩn trương thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn tại ngân hàng, đã điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn về mức 15%/năm đối với 100% doanh nghiệp và hộ dân. Riêng với đối tượng khách hàng vay tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản không điều chỉnh hạ lãi suất. Với 317 doanh nghiệp, cá nhân vay vốn dư nợ 1.334 tỷ đồng được điều chỉnh giảm lãi suất  về mức 15%/năm. Các hợp đồng vay cũ giao động ở mức lãi suất từ 16%- 18%/năm, nay thực hiện điều chỉnh giảm về 15%/năm, như vậy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An sẽ bị giảm hơn 2,4 tỷ đồng tiền lãi/tháng”.

Ông Lê Thanh Phong- Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thuỷ cũng khẳng định: Tất cả các khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và kể cả cho vay tiêu dùng ở hợp đồng cũ đều được đưa về lãi suất 15%/năm. Khi có chủ trương của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Bến Thuỷ lập tức chỉ đạo Phòng Khách hàng, Phòng Giao dịch tự động điều chỉnh hạ lãi suất đồng loạt cho khách hàng đúng vào ngày 15/7/2012. Có thể, có những khách hàng chưa biết mình đã được hạ lãi suất vì chưa đến kỳ nộp trả lãi, nhưng tháng sau đi trả tiền lãi vay họ sẽ thấy mình được điều chỉnh giảm lãi suất từ ngày 15/7. Hiện dư nợ của Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ gần 1.500 tỷ đồng, với lãi suất cho vay từ 12,5% -  15%/năm. Trong đó khoảng 60% - 70% các hợp đồng cũ với lãi suất cho vay trên 15%/năm, nay được điều chỉnh về dưới 15% và 15%/năm. Đối với nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên gồm: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ được cho vay lãi suất 12- 13%/năm. Nhiều doanh nghiệp được vay lãi suất rẻ như  Dệt may Hoàng Thị Loan, Công ty cổ phần Trung Đô, Công ty CP công nghiệp và xây dựng thương mại Miền Bắc, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Miền Trung…

Chị Võ Thị Hưng – Trưởng phòng kế toán Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30 cho biết: “Công ty chúng tôi thường xuyên vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nghệ An từ 15 đến 17 tỷ đồng, trước đây lãi suất vay 17% – 19%/năm, riêng tiền trả lãi suất mỗi tháng khoảng 250 triệu đồng. Nay công ty đã được ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất xuống 15%/năm, như vậy chúng tôi sẽ giảm được hơn 40 triệu đồng chi phí trả lãi suất/tháng. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng khó tiêu thụ, doanh nghiệp xây dựng như chúng tôi vô cùng khó khăn thì giảm chi phí lãi suất tiền vay là một trong những giải pháp thiết thực để cứu doanh nghiệp”.

Chị Nguyễn Thị Bích Thu – Kế toán trưởng Công ty cổ phần Toyota Vinh cho hay: “Đặc thù kinh doanh của chúng tôi thường cần một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn để mua xe tạm trữ phục vụ nhu cầu khách hàng, bình quân hàng tháng vay khoảng 20 tỷ đồng tại Ngân hàng Vietcombank Trung Đô. Thời điểm đầu năm 2012 nếu vay 20 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm, chi phí trả lãi suất hết 300 triệu đồng/tháng”. Hiện nay chúng tôi đã được Ngân hàng ưu đãi điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay xuống còn 10%/năm thì lãi suất chỉ còn 160 triệu đồng/tháng, giảm được 140 triệu đồng tiền lãi/tháng.

Ông Nguyễn Huy Hoàng ở khối 6, phường Nghi Tân – TX.Cửa Lò bộc bạch: Gia đình tôi chuyên làm nghề chế biến hải sản đông lạnh, tiêu thụ nội địa và xuất sang Trung Quốc. Để đầu tư cho kho bảo quản và thu mua sản phẩm, ngoài vốn tự có, hàng tháng tôi phải vay Ngân hàng Đầu tư & phát triển Nghệ An gần 2 tỷ đồng. Đầu năm 2012 lãi suất vay 16% - 17%/năm, nay được điều chỉnh xuống lãi suất thấp, gia đình tôi rất phấn khởi vì giảm được chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm dễ cạnh tranh thị trường hơn”.  

Như vậy, ngân hàng đã nỗ lực đồng hành cùng khách hàng, vấn đề còn lại là doanh nghiệp với phương án sản xuất - kinh doanh như thế nào để có hiệu quả!

Quỳnh Lan

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.