Hố khổng lồ giúp lý giải sự sụp đổ của văn minh Maya
Nghiên cứu khoáng vật tại hố xanh khổng lồ trên biển Belize cho thấy một đợt hạn hán kéo dài có thể đã dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại.
Hố xanh khổng lồ trên biển Belize, vùng Trung Mỹ. Ảnh: US Geological Survey USGS |
Phân tích khoáng vật tại hố xanh khổng lồ (hang động dưới nước lớn có lối vào giống như một vòng tròn màu xanh hoàn hảo) ở Belize, Trung Mỹ, cho thấy bán đảo Yucatan từng trải qua một đợt hạn hán khắc nghiệt giữa những năm 800 và 900.
"Nó giống như một cái xô lớn. Đó là bẫy trầm tích", UPI dẫn lời chuyên gia Andre Droxler của Đại học Rice, Mỹ, cho hay. Theo đó, chiếc hố giống như bẫy dạng phễu, lắng đọng trầm tích, ghi lại quá khứ địa chất và khí hậu của vùng.
Trong điều kiện khí hậu đó, người Maya di chuyển lên hướng bắc. Tuy nhiên, một đợt hạn hán khốc liệt khác đã xảy ra sau đó, làm mất đi thêm một phần mười những gì còn sót lại của người Maya cổ đại.
Cũng theo bằng chứng nghiên cứu mới, hạn hán trong thời cổ đại làm gia tăng xu hướng phá rừng trên bán đảo Yucatan, khi người Maya phát quang nhiều đất hơn để canh tác nông nghiệp.
Trong những năm 300 đến 700, nền văn minh Maya thống trị bán đảo Yucatan với hệ thống phát triển hoàn chỉnh chữ viết, có nhiều đổi mới trong lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, toán học và khoa học. Sau thời kỳ hưng thịnh suốt 4 thế kỷ, nền văn minh Mesoamerica dần đi xuống trong sự hỗn loạn và tiêu tan.
Theo.VnExpress