Hồ sơ "ảo" giảm, đề thi phân loại cao

(Baonghean) - Với tỷ lệ thí sinh dự thi xấp xỷ 70%, đợt 2 kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2014 được xem là có lượng hồ sơ “ảo” giảm. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy thí sinh đã có sự cân nhắc và lựa chọn kỹ trong chọn trường, chọn nghề…  
Giảm hồ sơ “ảo”
Theo báo cáo tổng hợp của Hội đồng thi liên trường cụm thi Vinh, tỷ lệ thí sinh đến dự thi trong đợt 2 của kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng là 69,52%, không cao hơn nhiều so với năm ngoái. Nhưng nhìn vào một số trường, tỷ lệ này lại khá cao, thậm chí có những trường đạt tỷ lệ trên 80% như: Đại học Tài chính Ngân hàng (85,71%),  Đại học Lao động xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (84%), Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (80%), Học viện Quản lý Giáo dục (82%). Số trường đạt tỷ lệ trên 70% cũng khá nhiều, chiếm khoảng 1/3 tổng số trường có thí sinh dự thi trong năm nay. Điều này lý giải cho việc hồ sơ đăng ký vào cụm thi Vinh giảm gần 15.000 hồ sơ so với năm ngoái. Theo ý kiến của nhiều cán bộ làm công tác tuyển sinh ở một số trường đại học, việc giảm hồ sơ “ảo” giúp các trường tiết kiệm rất nhiều chi phí. 
Còn năm nay, chung cả điểm thi Vinh dù lượng hồ sơ đăng ký đợt 2 gần 20.000 bộ hồ sơ nhưng tỷ lệ thí sinh dự thi đạt thấp và chỉ tập trung vào một số trường đại học mới thành lập hoặc những trường ngoài công lập như: Đại học Công nghiệp Vạn Xuân, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Sự phân hóa cũng diễn ra ở một số trường thuộc nhóm trên như: Đại học Ngoại giao, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Ngân hàng, dù lượng thí sinh đến dự thi chỉ đạt 50%. Bởi lẽ, đây là những trường có điểm đầu vào cao. Do đó, các em khi nộp hồ sơ vào trường này thường mang tâm lý “thăm dò” là chính. Trong trường hợp, lượng hồ sơ đăng ký vào trường quá đông, nhiều em học lực vừa phải đã tự nguyện rút lui bởi tự biết thí sinh thi vào trường này đều là những học sinh có năng lực khá, giỏi.
Đây cũng là một tín hiệu mừng, vì “rút lui” trước khi thi là cơ hội để các thí sinh chọn những trường phù hợp với năng lực thực tế, tránh chạy theo một cuộc đua không cân sức. Để ngăn chặn thí sinh “ảo”, năm nay, Trường Đại học Bách Khoa đã tiến hành sơ tuyển vòng 1. Đa phần thí sinh thi vào những trường này đều là học sinh của những trường có bề dày của Nghệ An như: Trường Quỳnh Lưu 1, Phan Đăng Lưu, Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu hay các trường: Năng Khiếu, Phan Đình Phùng, Lý Tự Trọng của tỉnh Hà Tĩnh. Năm nay, Trường Đại học Y khoa Vinh, tỷ lệ thí sinh dự thi cũng khá cao, chiếm 76% với gần 7600 thí sinh. Với 500 chỉ tiêu vào hệ đại học, điểm đầu vào của trường năm nay dự kiến sẽ không thấp hơn năm ngoái và sẽ là trường có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất trong các trường đại học ở Nghệ An và trong khu vực.
Đề thi sát thực tế, tính phân loại cao
Trước khi kỳ thi tuyển sinh đợt 2 vào các trường đại học, cao đẳng diễn ra, điều ông Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, Chủ tịch Hội đồng coi thi cụm thi Vinh lo lắng nhất, đó là tình trạng quay cóp, giở tài liệu vì đây là đợt thi có rất nhiều môn tự luận. Nhưng, trái với nỗi băn khoăn trên, trong ngày đầu tiên kỳ thi đại học ở cụm thi Vinh diễn ra an toàn, không có một trường hợp nào bị đình chỉ hay khiển trách. Đó thực sự là một thắng lợi lớn và là cơ sở để người dân tin vào một kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng. Đồng thời cũng cho thấy, cụm thi Vinh đã chuẩn bị rất tốt công tác coi thi, giám thị và cả vấn đề tuyên truyền, nhắc nhở các thí sinh.
Trao đổi bài sau giờ thi tại điểm Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh). Ảnh: Nguyên Khoa
Trao đổi bài sau giờ thi tại điểm Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh). Ảnh: Nguyên Khoa
Nhiều ý kiến cho rằng, kỳ thi nghiêm túc, an toàn bởi Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều đổi mới trong hình thức ra đề, không nặng về số liệu mà yêu cầu nhiều đến liên hệ thực tế. Như đề thi môn Sử, với 4 câu hỏi trong thời lượng 180 phút, cô giáo Hứa Thị Hoa Mai - Giáo viên Trường THPT Lê Viết Thuật cho rằng: Đề ra đúng trọng điểm và không nằm ngoài dự đoán cũng như quá trình ôn tập của giáo viên. Đề này nếu đạt 5 – 6 điểm thì không khó nhưng để đạt 8,9 điểm thì rất ít bởi lẽ đề có tính phân loại cao. Ví như trong câu 1, tuy đề chỉ yêu cầu thí sinh  nêu những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX. Vậy nhưng muốn làm tốt câu hỏi 2 điểm này thí sinh phải nắm toàn bộ kiến thức của chương trình Lịch sử lớp 12 rồi từ đó phân tích các sự kiện và phải phân biệt được thế nào là khởi nghĩa,  thế nào là kháng chiến. Đề cũng yêu cầu thí sinh phải có những kiến thức thực tế nhất định và liên hệ với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, nhất là trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào lãnh hải của Việt Nam và có ý đồ xâm chiếm Biển Đông, liên hệ vấn đề bảo đảm an ninh, hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á. Qua đó, đề thi cũng giáo dục học sinh về phương pháp ngoại giao về ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước. 
Sau khi thi xong môn Địa lý, em Nguyễn Thu Hà thi vào Trường Đại học Vinh chia sẻ: “Khi cầm đề thi Địa lý, em và nhiều bạn trong phòng đều thấy rất hào hứng khi có câu hỏi liên quan đến biển đảo. Em và nhiều bạn khác đều cho rằng với tình hình thực tế hiện nay thì việc đưa các câu hỏi liên quan đến biển đảo trong đề thi đại học là sát với thực tế và rất cần thiết, nó không những giúp các thí sinh nắm chắc các kiến thức về chủ quyền biển đảo mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh và giữ nước của dân tộc”.
Rạng rỡ sau môn thi thành công. Ảnh: M.H
Rạng rỡ sau môn thi thành công. Ảnh: M.H
Ở môn thi Ngoại ngữ, thí sinh lại hào hứng với câu hỏi liên quan đến cầu thủ Messi và sự kiện World Cup hay hai câu hỏi liên quan đến việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ở đề thi Sinh, nhiều thí sinh thi vào Trường Đại học Nông nghiệp ở điểm thi Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho rằng quá dài và khó nhất là những bài tập liên quan đến di truyền, về gen.
Sinh viên tình nguyện trả đồ cho thí sinh sau khi kết thúc buổi thi. Ảnh: Nguyên Khoa
Sinh viên tình nguyện trả đồ cho thí sinh sau khi kết thúc buổi thi. Ảnh: Nguyên Khoa
Sau ngày đầu tiên, ở cụm thi Vinh không có diễn biến bất thường. Lượng thí sinh dự thi đông cho thấy cuộc đua ở môn thi cuối cùng sẽ càng khó khăn, đòi hỏi thí sinh  phải hết sức cẩn trọng, cố gắng tận dụng mọi cơ hội có điểm trong môn thi cuối cùng. Riêng với môn Văn của  khối C và khối D, các thí sinh cần phải cân nhắc, tuyệt đối không mang tài liệu vào phòng thi.
Mỹ Hà

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.