Hỗ trợ dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An bảo tồn văn hóa truyền thống

Dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An cùng 15 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người sẽ được hỗ ít nhất 2 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Dự án Chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015-2020.
16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người sẽ được hỗ ít nhất 2 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.
Tộc người ơ Đu ở miền Tây Nghệ An.
Tộc người ơ Đu ở miền Tây Nghệ An.
Theo Dự án trên, 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người được hỗ trợ là: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Chứt, Lự tại địa bàn các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Quảng Bình, Nghệ An, Kon Tum.
Bảo tồn lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền
Dự án đặt mục tiêu trong giai đoạn từ 2015 -2017 phải đảm bảo các lễ hội tổ chức đúng quy chế tổ chức lễ hội; 100% các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về nội dung, chương trình, kịch bản (nếu có); phục dựng lại có chọn lọc các lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống tốt đẹp đã thất truyền; bảo tồn có chọn lọc các lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền; có 50% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số. Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ ít nhất 1 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển…
Giai đoạn 2018-2020 phấn đấu có 60% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số; 80% cán bộ làm công tác văn hóa được tập huấn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội ít nhất 01 năm/01 lần. Mỗi huyện, vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ ít nhất 02 loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc để bảo tồn, phát triển.
Phát triển văn hóa gắn kết với phát triển KTXH
Các chương trình hoạt động lễ hội, biểu diễn văn hóa nghệ thuật gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phù hợp từng dân tộc, từng vùng, khai thác và bảo tồn các nét đặc trưng của lễ hội văn hóa dân tộc truyền thống, hạn chế tối đa tính hình thức. Đặc biệt ưu tiên các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiếu số của từng vùng, miền có nguy cơ bị thất truyền.
Từng bước nâng cao chất lượng lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc các dân tộc, gắn kết chặt chẽ với du lịch để phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đồng bộ và phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc.
Theo Chinhphu.vn

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.