Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản trong 7 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm so với cùng kỳ cả về khối lượng và giá. Cơ quan quản lý nhà nước đã nghĩ tới phương án cần có “phao cứu trợ” tín dụng đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực.
Nếu như xuất khẩu lâm sản và thủy sản có mức tăng nhẹ trong 7 tháng đầu năm, tương ứng với kim ngạch đạt được là 3,05 và 3,41 tỷ USD tính đến hết tháng 7 thì xuất khẩu nông sản lại sụt giảm nhẹ. Con số được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra cho thấy: kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7 ước đạt 2,39 tỷ USD, giá trị xuất khẩu của ngành sau 7 tháng đạt 15,59 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu nông sản chỉ đạt 7,84 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ, nhiều mặt xuất khẩu hàng chủ lực đều giảm cả về lượng và giá như: gạo ước đạt gần 4,22 triệu tấn, thu về 1,88 tỷ USD, giảm 11,3% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê cũng ở mức thấp sau 7 tháng khi chỉ đạt khoảng 890.000 tấn với kim ngạch ước 1,91 tỷ USD, giảm 23,7% về khối lượng và giảm 22,4% về giá so cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm đạt trên 1,21 tỷ USD, giảm 18,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Việc sụt giảm xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực có nhiều nguyên nhân: nhu cầu của thị trường nhập khẩu không tăng, nguồn cung hàng hóa trong nước giảm… Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam (Vicofa), ông Lương Văn Tự cho biết: Xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm giảm do sản lượng cà phê của năm nay giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. “Điều này là hoàn toàn bình thường chứ không phải vì lượng nhiều mà doanh nghiệp không xuất đi được”- ông Tự nói. Đối với mặt hàng cà phê, từ nay đến cuối năm đang có nhiều cơ hội về giá do nguồn cung trên thế giới đang giảm nên giá sẽ có xu hướng tăng lên. Cụ thể là xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2013 đã tăng 5,22 % về lượng và tăng 7,44 % về giá so với tháng tháng trước. Được biết, hiện nay thế các doanh nghiệp và người nông dân đều đang cân nhắc việc bán cà phê ra đúng thời điểm để thu về mức giá cao nhất.
Được biết, do thiếu vốn nên thời gian trước qua các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, trung bình 17%/năm. Khó khăn với doanh nghiệp cà phê trong nước là còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài tham gia thu mua cà phê trên thị trường.
Vicofa đã đưa ra con số nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt
Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá khó khăn, trở ngại hiện nay đối với từng mặt hàng nông sản xuất khẩu; từ đó xác định đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 54/2013/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn để bổ sung mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản xuất khẩu được xác định vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt
Ông Lương Văn Tự cho biết thêm, việc gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu là tín hiệu đáng mừng cho ngành cà phê, giúp các doanh nghiệp có thời gian quay vòng vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Cùng với cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có kiến nghị hộ trợ chính sách thuế đối với xuất khẩu cao su thiên nhiên như được miễn thuế xuất hoặc tạm dừng thu thuế. Với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được áp dụng chương trình “hoàn trước kiểm sau” thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn hoạt động.