Hòa bình trở lại với 2 miền Triều Tiên, cựu giám đốc CIA trở thành Ngoại trưởng Mỹ

Mỹ Nga (Tổng hợp )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua chứng kiến cuộc gặp lịch sử của lãnh đạo hai miền Triều Tiên; Mỹ tuyên bố mở rộng cuộc chiến tranh tại Syria để ngăn chặn sự trỗi dậy của IS; Ukraine đề nghị thu cầu Crimea như một cách bồi thường thiệt hại chiến tranh...
Hàn - Triều sẽ ký Hiệp ước hòa bình 
Giờ phút lịch sử. Ảnh: AP
Giờ phút lịch sử. Ảnh: AP
Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ tiến hành đàm phán để chính thức thiết lập hiệp ước hòa bình chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên vào cuối năm nay, cam kết chấm dứt 65 năm đối đầu quân sự và bắt đầu lại việc thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Đây là tuyên bố chung mà hai nước đưa ra trong ngày 27/4 sau khi kết thúc phiên họp cuối cùng.
Văn bản trên, chính thức có tên gọi “Tuyên bố Panmunjom về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên”. Tuyên bố nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo chính thức tuyên bố... sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới đã bắt đầu”.
Hai miền Triều Tiên nhất trí thực hiện việc đoàn tụ các gia đình ly tán và thiết lập cơ quan liên lạc tại thành phố biên giới của Triều Tiên.
Không khí rất thân thiện đã diễn ra tại tòa nhà hòa bình. Mặc dù một ngày họp thượng đỉnh không thể đem lại hòa bình ngay lập tức, song chúng ta không nên đánh giá thấp những gì hai nhà lãnh đạo liên Triều đạt được thông qua cuộc gặp lần này.
Ukraine đề nghị thu cầu Crimea
Cây cầu Crimea. Ảnh: Sputnik
Khu vực cầu Crimea. Ảnh: Sputnik
 
Nghị sĩ Verkhovnaya Rada Refat Chubarov nêu đề nghị thành lập "tập đoàn quốc tế đặc biệt" để vận hành cây cầu Crimea. Ông Chubarov  khẳng định rằng Nga cần trao cây cầu cho "tập đoàn" dưới dạng "khoản bồi thường chiến phí" vì tội "xâm lược chiếm đóng" bán đảo.
Nghị sĩ cũng đề nghị theo dõi và "ít nhất là công khai cảnh báo về hành vi bất hợp pháp" với mỗi người khách đến thăm Crimea. Chubarov gọi tất cả các chuyến đi đến bán đảo này đều là "trái phép".
Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống những ai tới Crimea đã được thảo luận với một số cơ quan thực thi pháp luật.
Giám đốc CIA  trở thành tân Ngoại trưởng Mỹ 
Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
 Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc bổ nhiệm cựu người đứng đầu CIA Mike Pompeo vào chức vụ Ngoại trưởng. 57 đại diện bang trong số 100 người ủng hộ ứng cử của ông Pompeo. Pompeo trở thành người đứng đầu thứ 70 của Bộ Ngoại giao.
Dự kiến ông Pompeo sẽ tới Brussels, gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và tham dự cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên liên minh, trong đó các bên sẽ thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7.
Nhật Bản trục xuất hai công dân Triều Tiên 
Một tàu đánh cá Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Một tàu đánh cá Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản. Ảnh: AFP.
 

Đài truyền hình Nhật Bản TBS chiếu cảnh một xe chở thuyền trưởng và thuyền viên từ nơi giam giữ cảng Hokkaido. Từ đây, họ được chuyển đến sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo và trục xuất về Triều Tiên thông qua Bắc Kinh, Trung Quốc.

Phát ngôn viên cơ quan nhập cư Nhật Bản từ chối bình luận thông tin này vì "lý do an toàn".  8 thành viên khác đã bị trục xuất hồi tháng 2 nhưng thuyền trưởng bị giam giữ do cáo buộc trộm cắp và một thuyền viên phải tiếp tục điều trị bệnh lao phổi. 

Cuối năm ngoái, 10 người đàn ông này được lực lượng tuần duyên Nhật Bản phát hiện khi chiếc tàu ọp ẹp của họ trôi dạt vào vùng biển ngoài khơi đảo Hokkaido, một trong 4 hòn đảo chính của nước này.

 Mỹ tuyên bố mở rộng cuộc chiến tại Syria
Thiết giáp Mỹ ở Syria. Ảnh: AP
Thiết giáp Mỹ ở Syria. Ảnh: AP
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết sự hiện diện của quân đội nước này tại Syria vẫn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự trỗi dậy của IS. Theo đó, Mỹ sẽ mở rộng cuộc chiến và kêu gọi thêm sự hỗ trợ trong khu vực. 

Theo ông Mattis, sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Syria vẫn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt tại những khu vực vừa được giải phóng khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Liên quan đến tuyên bố muốn rút quân sớm khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Mattis cho hay đã thuyết phục ông chủ Nhà Trắng rằng sự thiếu vắng hiện diện của quân đội Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến những kết quả thu được trong cuộc chiến chống IS, khi phiến quân đang tập hợp ở những khu vực hẻo lánh để chờ cơ hội bành trướng trở lại.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.