Học sinh vùng cao bỏ học: Bài 2 - Đi tìm nguyên nhân

(Baonghean) - Tình trạng học sinh bỏ học gia tăng ở các huyện miền núi đang là vấn đề nhức nhối của ngành Giáo dục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

 

--> Xem Bài 1 - Thực trạng báo động

Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Con Cuông, nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học là vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên sau Tết Nguyên đán, nhiều em có sức khỏe đã bỏ học theo anh chị vào miền Nam làm ăn, hoặc đi Quỳ Hợp khai thác quặng.


Nhưng theo chúng tôi tìm hiểu tại một số địa phương, ngoài nguyên nhân chính trên còn có nhiều lý do khác nữa. Theo ông Lộc Phương - Bí thư Chi bộ bản Mọi xã Lục Dạ khẳng định, căn nguyên của học sinh bỏ học là do 2 vấn đề: Điều kiện khó khăn, cha mẹ thiếu quan tâm và lực học yếu, không tiếp thu được bài, dẫn đến các em chán nản.

Chúng tôi đã tìm đến nhà bà Lê Thị Thanh, dân tộc Đan Lai ở bản Mọi, là phụ huynh của học sinh Vi Văn Nọi - một trong những học sinh thuộc diện đang có nguy cơ bỏ học. Tiếp xúc với chúng tôi, bà Thanh bộc bạch: "Nhà có 4 người con, nhưng 2 đứa đầu cũng bỏ học giữa chừng khi lên lớp 8 để đi làm thuê. Nọi là con thứ ba trong gia đình, vài năm trước nó chăm học lắm, nhưng thời gian gần đây do bạn bè lôi kéo, rủ rê đi chơi nên bỏ học suốt". Cạnh nhà bà Thanh là gia đình bà La Thị Hoa, mẹ của học sinh La Văn Hùng cũng là học sinh thuộc diện đang có nguy cơ bỏ học.

Tiếp chuyện, mẹ con bà Hoa nói: "Cháu nó học cũng hiểu bài, nhưng do đường xa, nhà trường lại không có nhà nội trú nên đi lại vất vả, do vậy những lúc trời mưa rét là cháu bỏ học". Ngay cả anh trai của Hùng là La Văn Tuấn cũng bỏ học khi lên lớp 6 để đi làm thuê. Trong bản Mọi có cháu Trần Thị Hà, đang học lớp 7, Hà cho biết, nhà trường không có nhà nội trú nên hàng ngày cháu phải đạp xe đến trường rồi lại về vất vả lắm.


Theo ghi nhận của chúng tôi, bản Mọi có tới 90% số hộ thuộc diện nghèo, do vậy không phải gia đình nào cũng sắm được cho con chiếc xe đạp để đi học. Đó là chưa nói đến tiền sửa chữa xe mỗi khi hư hỏng. Không những bản Mọi, mà hầu hết số bản xa trung tâm xã của vùng miền núi này đều thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính vì thế, việc tạo chỗ ở cho học sinh nội trú là rất quan trọng.


Thầy giáo Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lục Dạ cho biết: "Hiện tại có 113/420 học sinh của trường là con em các bản xa trường có nhu cầu ở nội trú: bản Mọi, Yên Hòa, Lục Sơn... nhưng vì không có nhà nội trú nên các em phải đi, về trong ngày".


Còn tại Tương Dương, khi biết chúng tôi không phải thầy cô hay cán bộ phòng Giáo dục đến để "bắt" mình trở lại lớp, em Lo Văn Sao ở bản Văng Môn (Nga My) có phần cởi mở hơn. Sao nói: "Em cũng muốn đi học, nhưng vì nhà nghèo phải ở nhà giúp cha mẹ làm rẫy. Nếu có điều kiện đi học năm nay em cũng vào cấp 3 rồi."


Còn nguyên nhân bỏ học của học sinh Ngân Thị Mơ ở bản Xoóng Con xã Lưu Kiền (Tương Dương) đơn giản là do "học không vào nữa". Em không còn thấy hào hứng từ những giờ giảng bài, thế là bỏ học. Với Mơ, việc bỏ học không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống bản thân. Theo Mơ, con gái lớn rồi thì kiếm việc làm hoặc lấy chồng để ổn định cuộc sống. Suy nghĩ có vẻ già trước tuổi của Mơ cũng là quan niệm chung của nhiều người ở bản Xoóng Con. Trưởng bản Xoóng Con, ông La Văn Thi nói rằng: "Dân ở đây đi học với mong muốn sau này làm cán bộ. Nếu cảm thấy con em họ không làm được cán bộ thì cho thôi ngay."


Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính của việc trẻ em vùng cao cũng như các bậc phụ huynh ở đây không thiết tha với việc học vẫn là vấn đề kinh tế. Chính các bậc cha mẹ nhiều khi cũng phải vất vả kiếm cái ăn cho gia đình nên họ dễ dàng chặc lưỡi buông xuôi khi con cái thôi học, tìm đến các bãi vàng hay cả những miền đất xa xứ để kiếm tiền.


Ông Hồ Duy Thịnh - Phó phòng GD&ĐT huyện Tương Dương, cho biết: "Những khoản hỗ trợ cho học sinh vùng cao theo Nghị định 112 của Chính phủ được chi trả theo từng học kỳ, trong khi học sinh lại cần đến những khoản tiền này cho những sinh hoạt hàng ngày.

Thêm nữa, những khoản chi này lại được giải ngân theo năm tài chính, không trùng với năm học của học sinh. Chính vì thế mới có hiện tượng học sinh cuối cấp khi đã chuyển cấp vẫn chưa nhận đươc trợ cấp. "Điều này gây hiểu lầm trong phụ huynh học sinh. Một số phụ huynh học sinh đã tìm đến cán bộ giáo dục huyện khiếu nại khi con em họ đã lên THPT nhưng vẫn chưa nhận đủ khoản trợ cấp".

Xuân Hoàng - Hữu Vi

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.