Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Khu rừng Ma - rừng thiêng, nơi biết bao đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này, mùa mưa thân xác treo trên cây, mùa khô vùi vào đất, không ai có bia mộ...

LTS: Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lớp lớp từng đoàn quân của hậu phương lớn miền Bắc vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đoàn quân điệp điệp, trùng trùng ấy có những nhà giáo làm nhiệm vụ chi viện cho giáo dục cách mạng miền Nam. Riêng tỉnh Nghệ An có khoảng 200 giáo viên cùng hòa vào đoàn quân “đi B”. Tại đây, các cán bộ giáo dục có mặt ở hầu khắp các chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Tháp Mười, vùng giáp ranh giữa ta và địch hay trên đất bạn Campuchia.

Bài viết dưới đây là dòng cảm xúc chân thực của ông Ngô Đức Tiến - một cựu nhà giáo từng có nhiều năm lao động, cống hiến, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Dòng tâm sự như một nén tâm hương gửi tới anh linh các anh hùng liệt sỹ.

Mùa mưa năm 1970, sau mấy tháng ở bãi khách của Tiểu Ban Giáo dục miền, được qua một đợt học tập về tình hình và nhiệm vụ mới, được nghe các báo cáo của các anh, chị mới từ các chiến trường miền Tây, miền Đông Nam Bộ và cả Sài Gòn - Gia Định... có cả những anh chị nằm vùng, khi lên phổ biến kinh nghiệm hoạt động ở vùng ven còn mang khăn che mặt, chỉ nhìn rõ hai con mắt... chúng tôi rất háo hức.

Những chiến sỹ lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam khi tuổi đời mới vừa tròn 18, 20. Ảnh: Tư liệu ảnh 1

Những chiến sỹ lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam khi tuổi đời mới vừa tròn 18, 20. Ảnh: Tư liệu

Đường hành quân từ căn cứ Trung ương Cục bấy giờ dạt sang vùng rừng núi tỉnh Công-pông Chàm trên đất Campuchia phải đi từ miền núi xuống đồng bằng. Đoàn chúng tôi gồm có 6 người, 2 giao liên và 4 anh em chúng tôi. Cứ đêm đi ngày nghỉ, khoảng 5 giờ chiều xuất phát, đi suốt đêm đến sáng rõ mặt người thì đến trạm giao liên dừng nấu cơm ăn, mắc võng nghỉ ngơi, khoảng nửa chiều lại dậy nấu ăn chuẩn bị hành quân đêm. Đi hơn mười ngày qua các phum, sóc (làng, bản) trên vùng cao chúng tôi bắt đầu hành quân xuống đồng bằng.

Bấy giờ đang mùa nước nổi, giao liên đưa chúng tôi xuống vùng Móc Câu - Mỏ Vẹt bằng xuồng. Càng đi xuống vùng gần biên giới Việt Nam, càng gần vùng địch, tình hình càng khó khăn ác liệt, giao liên vừa chèo xuồng chở chúng tôi đi vừa phải nghe ngóng phía trước xem có địch phục kích không.

Khi đi đến bờ sông Tiền, đoạn có mấy làng Việt kiều Vĩnh Phước, Vĩnh Lợi... phải nằm chờ ngoài bìa rừng hơn một tuần mới vượt sông được vì có một toán ngụy quân đang đi dã ngoại đóng quân trong các làng Việt kiều. Nói là bãi khách nhưng chỉ là một khu rừng ngập nước, có một số cây ô môi to cao vượt lên mặt nước, còn lại là cây thấp lúp xúp.

Ban ngày chúng tôi ngồi trên chiếc xuồng nhỏ cùng bà con giăng câu, thả lưới, bắt ốc, hái bông súng, bông điên điển nấu ăn, nhưng hễ thấy máy bay trực thăng hay OV10 thì lặn xuống chém vè (núp) trong các cụm lục bình hoặc các cụm điên điển, thỉnh thoảng ngoi lên thở.

Sau mấy ngày địch rút quân, chúng tôi được giao liên chở vượt qua sông Tiền sang sông Hậu. Khoảng nửa đêm đang thiu ngủ thì bỗng ngửi thấy mùi kinh khủng từ khu rừng phía trước, đúng là mùi tử khí. Anh Tư Ný giao liên nói với chúng tôi: Xuồng ta đang đi gần khu rừng Ma, nơi đang quàn nhiều xác người treo trên cây nên các anh "ba sẵn sàng" chịu cực chút vì đi vòng qua rừng Ma an toàn hơn, bên "quốc gia" không mấy khi đi rình rập bắt bớ ở khu rừng này.

Rồi anh giao liên cho biết ở vùng biên giới phía trên Móc Câu - Mỏ Vẹt, bà con Việt kiều làm nghề đánh bắt cá, làm ruộng trên những cánh đồng hoang và thường ở tập trung dọc các bờ kinh rạch. Mùa mưa nước ngập lên đến đâu thì kê nhà lên cao đến đó, sống bám vào sông nước nhưng khi chết vào mùa mưa thì đưa về khu rừng Ma. Xác chết được bó lại bằng chiếu hoặc bao đựng cát của Mỹ rồi đem ra rừng Ma treo lên cây, chờ đến mùa khô nước rút hạ xuống vùi xuống đất, đắp thành mộ.

Sau Mậu Thân 1968, địch càn quét mạnh, các cơ sở của ta ở các tỉnh gần biên giới đều tạm lánh qua đây. Bộ đội, cán bộ dân chính của ta hy sinh cũng được chở về quàn tại đây với dân. Năm trước có anh bộ đội đặc công nước ôm mìn đánh tàu địch trên sông Tiền hy sinh, mấy ngày sau xác nổi đoạn gần đồn Gòi, bà con vớt xác đưa về đây, rồi chị Chín y tá T2 bị địch phục kích trên đường công tác, bà con đem xác chị kéo lên đồn đấu tranh rồi cũng đưa về quàn tại đây...

Các cán bộ "đi B" vui mừng, xúc động xem lại các hồ sơ, tài liệu, kỷ vật. Ảnh: Thanh Lê ảnh 2

Các cán bộ "đi B" vui mừng, xúc động xem lại các hồ sơ, tài liệu, kỷ vật. Ảnh: Thanh Lê

Qua khỏi khu rừng Ma, đi xuồng đến sáng hôm sau thì đến Tam Bê Tam Bản, nơi có hai làng người Việt sinh sống. Trong kế hoạch, đoàn chúng tôi sẽ xuống An Giang rồi về Ban Tuyên huấn T2, nhưng đến đây lại nhận được tin cả cơ quan T2 đã lên vùng rừng phía đất Campuchia, chúng tôi được phân công ở lại K1 làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp đào tạo giáo viên, mở lớp bình dân cho cán bộ, nhân viên khu 1.

Hai năm hoạt động ở vùng này, tôi nhiều lần qua lại khu rừng Ma. Mùa mưa thường đi xuồng ban đêm, mùa khô đi bộ trong tán rừng, hễ đến gần khu rừng này là nghe tiếng quạ đen kêu vang cả góc trời, tiếng chuột chạy từng đàn. Không biết bao nhiêu đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này.

Ngày đoàn chúng tôi chia tay, các anh, các chị ở K1 chúng tôi xin được đến rừng Ma - khu rừng thiêng thắp hương lần cuối. Khi buộc bắp hương cháy dở vào cây ô môi đầu rừng chúng tôi không cầm được nước mắt. Sau Hiệp định Paris 1973, chúng tôi trở về Tiểu Ban Giáo dục miền ở Tây Ninh, rồi 30/4/1975 về tiếp quản Sài Gòn - Gia Định, trong niềm vui chiến thắng lại nhớ nôn nao những năm tháng gian khổ ở vùng biên giới sông Tiền, sông Hậu.

Năm 2015, tôi được bạn bầu bố trí cho vào thăm chiến trường xưa, khi đi qua Cửa khẩu Mộc Bài, đến vùng đất Móc Câu - Mỏ Vẹt xưa, ngồi trên chiếc xe chạy bon bon trên Quốc lộ 1 đến đoạn gần cầu Néc Lương tôi và anh Thái Duy Trấp, anh Lê Anh Tương xin dừng lại, nhìn những phum, sóc của nước bạn thanh bình, yên ả bên những dòng kinh xanh, chúng tôi lại bồi hồi nhớ đến các má, các ba Việt kiều cưu mang, che chở chúng tôi trong những năm khói lửa, nhớ đến khu rừng Ma - rừng thiêng, nơi biết bao đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này, mùa mưa thân xác treo trên cây, mùa khô vùi vào đất, không ai có bia mộ... Tôi nghĩ, chắc những ai từng hành quân từ sông Tiền qua sông Hậu trong những năm chống Mỹ cứu nước đều hơn một lần đi qua khu rừng Ma - rừng thiêng. Bất giác tôi nhớ đến câu thơ của ai đó, đại ý: Những hồn liệt sỹ vô danh/Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn.

Các nhà giáo "đi B" chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Mỹ Hà ảnh 3

Các nhà giáo "đi B" chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Mỹ Hà

tin mới

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

(Baonghean.vn) -Tháng 8, chúng tôi tìm về những vùng đất, di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Diễn Châu; chứng kiến khí thế chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9/2023, hiểu thêm về mảnh đất giàu truyền thống yêu nước đang từng ngày thay da đổi thịt này...

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.