Hơn nửa tỷ đồng vốn chính sách bay theo các công ty lừa: Bài cuối - Trò lừa quá dễ
Lợi dụng chính sách vay vốn hỗ trợ người nghèo còn nhiều sơ hở và lợi dụng trình độ dân trí còn thấp ở những xã vùng cao, các công ty "ma" đã len lỏi vào tận từng nhà, vận động bà con đi vay vốn để dễ dàng rút tiền Nhà nước...
Xem Bài 1 -> Càng vay vốn, càng nghèo
Có 5 công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu đầy "mờ ám" ở Quế Phong khi trong năm 2009, 2010, họ không đưa được 44 lao động đi xuất khẩu như cam kết trong hợp đồng. Trong đó có 5 người không đi do công việc không đúng như hợp đồng, 4 lao động không đi được do sức khỏe không đảm bảo, 1 lao động trở về bị tai nạn giao thông chết... "Tiền mất, tật mang", bên tuyển dụng tắt máy điện thoại, chuyển địa điểm, người lao động không biết đâu mà tìm, tiền đi lại hàng trăm cây số bà con cũng không được hỗ trợ.
Chúng tôi đã lần theo những sốđiện thoại của Trần Thị Thu Hoài- Giám đốc Chi nhánh Hà Tĩnh của Công ty Xuất khẩu lao động Thanh Hóa mà Giám đốc Ngân hàng chính sách Quế Phong cung cấp nhưng cả hai sốđều không liên lạc được. Chúng tôi tìm đến địa chỉ ghi trong hợp đồng là số nhà 150 Quốc lộ 1A - Thạch Trung- Hà Tĩnh nhưng không thấy địa chỉ này. Thạch Trung là một xã ngoại thành TP.Hà Tĩnh không có số nhà 150 quốc lộ 1A. Chi nhánh này đã đến các bản Nhọt Nhóng, Huồi Cam, Na Hốc của xã Nậm Nhoóng và Mường Phiệt, Thông Thụ huyện Quế Phong để làm thủ tục xuất khẩu cho 6 lao động, rút của Ngân hàng chính sách huyện Quế Phong 148.900.000 đồng.
Quốc Lộ 1A đoạn Thạch Trung - Hà Tĩnh không có số nhà 150 của Chi nhánh Hà Tĩnh thuộc Công ty XKLĐ Thanh Hoá đăng ký làm trụ sở
Công ty thứ hai là Công ty HT ĐTTM Nghệ An do Thái Duy Thành làm giám đốc, trụ sở ghi ở 77 Lê Lợi- Thành phố Vinh, đến làm thủ tục cho bà con ở Tỉn Pú- Quang Phong- Quế Phong cho 2 lao động Lương Văn Thanh và Lương Văn Đối. Nhưng khi chúng tôi tìm đến trụ sở thì số 77 Lê Lợi là Bến xe khách Nghệ An, không hề có công ty này. Gọi điện thoại theo như số ghi trong hợp đồng là 0983.444.223 nhiều lần đều tắt máy. Sự bất hợp tác này cho thấy dấu hiệu " không bình thường" ởđây. Một số công ty nữa như Công ty CP XNK Sơn La- Hòa Bình và Công ty Việt Hà- Hà Tĩnh- chi nhánh Hà Nội, Công ty khách sạn du lịch Thái Bình... cũng tham gia vào việc đưa lao động ở Quế Phong đi mà không xuất cảnh được.
Số 77 Lê Lợi (TP.Vinh) không phải trụ sở của Công ty HTĐTTM Nghệ An
Giám đốc Ngân hàng Chính sách huyện Quế Phong Nguyễn Văn Hùng cho biết: Ngân hàng đã làm đúng qui định, cho vay khi có đủ hồ sơ thủ tục theo hướng dẫn của Công văn số 1034 / NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách Trung ương về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ngày 21/04/2008. Theo ông Hùng, các doanh nghiệp trên được Bộ LĐTB và XH cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Người vay có đủ các điều kiện: là đối tượng chính sách (hộ nghèo, thương binh, con thương binh...), được xác nhận của UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách, được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hồ sơ vay vốn đầy đủ, có biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản, hợp đồng lao động...
Hồ sơ thì đầy đủ như vậy, nhưng các công ty "ma" đã làm ngược qui trình tuyển lao động: Đáng lẽ, tại thôn, bản, các tổ tiết kiệm và vay vốn (đại diện là Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên...) khi nhận được đơn xin vay vốn của người vay, họp bình xét các đối tượng được vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi lên xã xác nhận đểđược xem xét cho vay vốn. Nhưng thực tế, những nạn nhân của việc đi xuất khẩu lao động không thành là đều do các công ty tuyển dụng vào từng nhà, vận động, dụ dỗđể các gia đình ký tên, điểm chỉ vào hợp đồng, sau đó họđến các tổ tiết kiệm vay vốn xin chữ ký, rồi họ lại ra xã đóng dấu và nộp cho ngân hàng.
Rồi từđó được ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của các công ty. Một số cán bộ xã, tổ chức hội... cũng tham gia cùng các công ty vào vận động bà con. Bà con dân tộc thiểu số thì tưởng được đổi đời, lại không phải bỏ tiền ra, chưa ý thức được hậu quả là mình mang nợ hàng chục triệu đồng với ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng chỉ thẩm định dựa trên hồ sơ.
Thực tế qua đơn thư phản ánh của bà con cho thấy: các công ty đã "bán" lao động tuyển được cho nhau để hưởng hoa hồng. Ví dụ: Công ty Việt Hà- Hà Tĩnh tuyển được người rồi "bán" lại cho Công ty Sông Hồng, Công ty Vạn Hoa- Hải Phòng, Công ty Ketco- Vũng Tàu khiến cho lao động khốn đốn, không biết đòi tiền ởđâu. Một số công ty tuyển lao động đi nhưng có dấu hiệu ăn chặn tiền của người gửi về nhà. Một số lao động đi sang không có việc hoặc lương thấp, điều kiện sống tồi tệ không như trong hợp đồng.
-Trong qui định của Ngân hàng Chính sách Trung ương thì tiền vay được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng. Chính vì vậy, bên tuyển dụng đã lợi dụng kẻ hở này và yêu cầu Ngân hàng chuyển cho các chi nhánh trực tiếp đứng ra tuyển dụng. Thực tếđã trả lời là một số chi nhánh đã "bốc hơi" sau khi "Ωm" của ngân hàng trên 700 triệu đồng. Hiện nay, ngoại trừ Công ty Việt Hà- Hà Tĩnh - chi nhánh Hà Nội đang còn liên lạc được và đã trảđược một phần nợ cho ngân hàng thì các công ty còn lại đều "nằm ngoài vùng phủ sóng".
Ở Quỳ Hợp, năm 2010 cũng xảy ra trường hợp tương tự: Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1969), thường trú số nhà 42, đường Hồ Sỹ Dương- Hưng Bình- Thành phố Vinh, Nghệ An, là Trưởng Văn phòng đại diện Enlenxco của Công ty CP cơ khí và XKLĐ Thừa Thiên Huế, đã cùng với bà Nguyễn ThịĐức- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tam Hợp - Quỳ Hợp tuyển 7 lao động và hoàn thành thủ tục cho họđi XKLĐở Dubai (Ả Rập Xêut) với số tiền 238 triệu đồng vay của Ngân hàng Chính sách Quỳ Hợp (mỗi người 34 triệu đồng). Nhưng đã không đưa họđi như cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, qua tố cáo của nạn nhân, sự vào cuộc của phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh, đến nay 7 nạn nhân ở Quỳ Hợp đã được Nguyễn Thị Hằng trả lại 90 triệu đồng.
Rời các bản làng Quế Phong với bao ngổn ngang trong lòng khi nhiều bà con các dân tộc thiểu sốđang từng ngày oằn lưng với khoản nợ vay mà mình chưa từng được sờđến, trong khi hàng tháng cán bộ ngân hàng và tổ tiết kiệm vay vốn đến thúc dục trả lãi vay. Cuộc sống của bà con vốn đã nghèo, nay vì "được" vay vốn lại càng nghèo thêm khi các công ty lừa vẫn nhởn nhơđâu đó ngoài vòng pháp luật?
Châu Lan - Thanh Lê