Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Giáo xứ Thanh Dạ

(Baonghean) – Về giáo xứ Thanh Dạ (Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu), từ đầu làng vào các ngõ, nhà nào cũng có cây cảnh. Thú chơi cây cảnh lúc đầu chỉ có một vài người nhưng đến nay đã phát triển cả làng và đây là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế của bà con giáo dân nơi đây.
 
Chơi cây cảnh xuất phát từ niềm đam mê nhưng cũng chính nhờ cây cảnh đã giúp gia đình anh Trần Văn Nguyện ở xóm 9 (Quỳnh Thanh) từ khó khăn trở thành gia một trong những gia đình có điều kiện kinh tế trong xã. Dưới bàn tay tài hoa của anh, những cây sanh bám đá được tỉa tót uốn lượn tạo thành những hình dáng khác nhau vừa mang tính thẩm mĩ vừa có giá trị kinh tế cao.

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Giáo xứ Thanh Dạ ảnh 1

 Cây bồ đề của anh Nguyễn Văn Nguyện vinh dự được dự triển lãm

Lễ hội cây cảnh nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

Vừa tỉa cành cho cây, anh Nguyện nhớ lại: Trước đây, tôi là bác sỹ thú y, rồi đi học y sỹ, thế nhưng, thường xuyên đến các gia đình có cây cảnh xem họ chăm sóc, học tập kinh nghiệm, niềm đam mê cây cảnh đã hút hồn tôi. Những năm 2002, không có tiền, tôi chỉ mua những cây có giá trị thấp về trồng. Sau đó, tôi quyết định vay tiền lân la đến các làng nghề cây cảnh học hỏi, mua các giống cây về nhà tái tạo theo cách của mình. Vườn cây ngày một nhiều và có nhiều khách hàng đển đặt mua. Những năm đầu vườn cây của gia đình trồng lớp 1 được 1-2 năm là bán, vốn liếng hạn chế, dần dần tôi tích góp được vốn, vào Nam, ra Bắc sưu tầm các loại cây, kể cả cây dại, về tạo dáng cho phù hợp và những cây này cho giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, lượng cây xuất ra, nhập vào liên tục, đến nay tôi đã ươm được 3 vườn cây với hơn 300 gốc, trong đó có cây trị giá hàng trăm triệu đồng, cây ít cũng chục triệu. Đặc biệt, cây bồ đề của gia đình vinh dự được chọn làm tác phẩm triển lãm cây xanh sinh vật cảnh tại lễ hội nghìn năm Thăng Long- Hà Nội.

 

Không chỉ anh Nguyện, nhiều hộ dân ở Quỳnh Thanh làm giàu từ nghề trồng cây cảnh. Chẳng hạn, hộ anh Hồ Sỹ Thiên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau thời gian chăm sóc cây cảnh, tích góp được kinh nghiệm, anh quyết định vay vốn phát triển kinh tế từ cây cảnh. Từng đi nhiều nơi, sang tận Lào để sưu tầm cây cảnh, vườn cây của gia đình anh ngày một được nhân rộng, bản thân anh là một trong những người có tay nghề cao trong làng. Hiện anh có hai vườn ươm với trên 200 gốc cây giá trị tiền tỷ. Nhờ thu nhập cao từ trồng cây cảnh, gia đình anh đã xây được nhà hai tầng, nuôi 8 đứa con ăn học.

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Giáo xứ Thanh Dạ ảnh 2

 Chơi cây cảnh là niềm đam mê của anh Hồ Sỹ Thiên.

Cây cảnh được trồng ở Quỳnh Thanh rất đa dạng như: sanh, bồ đề, lộc vừng, tùng tuyết, linh sam,…trong đó có cây bám đá. Theo kinh nghiệm, trồng cây bám đá phải sưu tầm giống cây và đá rất công phu. Với giá bây giờ viên đá bình thường đã tiền triệu, có viên lên cả chục triệu đồng. Loại cây sanh bám đá phải trồng luồn vào trong đá và nhất là phải chú ý tới chùm rễ cho nó, có càng nhiều rễ cây bám quanh gốc đá sẽ làm cây đẹp hơn và mới có giá trị được. Gốc cây phải được phủ bọc túi ni lông để rễ phát triển. Mỗi buổi sáng sớm phải tưới nước cho cây để tránh sương muối ăn cây và buổi chiều tối để cây có độ ẩm. Cây cảnh tạo ra phải có ý tưởng, chủ đề. Ngoài thế cổ điển, có những trường phái cây cảnh khác nhau tùy theo thị trường, vùng miền khác nhau.
 
Ông Hồ Hữu Toán- Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh xã Quỳnh Thanh, là người chơi cây cảnh hơn 30 năm nay, cho biết: “Quỳnh Thanh là xã vùng giáo toàn tòng với 12.000 giáo dân. Trước đây đời sống kinh tế của người dân chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi hiệu quả kinh tế thấp. Hiện nay, cây cảnh là một hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã, trên 90% gia đình chơi cây cảnh và là mô hình tham quan của cả tỉnh”.
 
Thanh niên Quỳnh Thanh giờ không phải đi xa xứ để làm thuê mà làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Người dân đã chuyển đổi diện tích đất cằn cỗi, dồn điền đổi thửa sang làm vườn trồng cây cảnh cho thu nhập cao, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ những công đoạn như chiết cành, chơi cây cảnh, người dân học hỏi lẫn nhau phát triển nhân rộng mô hình làm kinh tế từ cây cảnh. Và cũng từ trồng cây cảnh đã tạo thêm nhiều việc làm cho các  nhóm công việc khác như: vận chuyển, đào đá, buôn bán thương mại dịch vụ...

Lê Thanh

Tin mới

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.
Nhi đồng Tân Kỳ khổ luyện, sẵn sàng bảo vệ chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An

Nhi đồng Tân Kỳ khổ luyện, sẵn sàng bảo vệ chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với 6 lần đội bóng Nhi đồng đoạt chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An, huyện Tân Kỳ đã ghi tên mình vào danh sách những địa phương có đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, đào tạo những tài năng cho bóng đá tỉnh nhà.
Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

(Baonghean.vn) - Chứng kiến chuỗi công trình dịch vụ du lịch theo mô hình homestay trên đồi Khe Trò (xã Thanh An, huyện Thanh Chương) đang bị “tuýt còi” vì tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép công trình trên đất lâm nghiệp, chúng tôi không khỏi có những băn khoăn...
Đọc truyện đêm khuya: Đường về nhà

Đọc truyện đêm khuya: Đường về nhà

(Baonghean.vn) - Truyện kể về một cậu bé trai vì giận dỗi bố mẹ nên đã quyết định “đi bụi” để bố mẹ phải ân hận về cách cư xử mà theo cậu là không đúng với bản thân mình. Nguyên nhân là cậu thi trượt vào cấp ba, bị bố mẹ mắng nhiếc...