Hướng làm ăn mới hiệu quả

(Baonghean) - Trong khi nhiều nông dân không còn mặn mà với chăn nuôi lợn hàng hóa vì giá thức ăn cao, giá lợn hơi thấp, thì chàng trai trẻ Hà Văn Trí đã đầu tư hàng tỷ đồng để liên kết với doanh nghiệp, chăn nuôi lợn gia công, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được coi là một hướng làm ăn mới ở Nghĩa Đàn...

Trang trại của Hà Văn Trí gồm 2 hệ thống chuồng trại khép kín, cạnh bên là ao thả cá, xung quanh là rừng keo và rừng tự nhiên ở xóm Khe Sài xã Nghĩa Lộc. Tiếp chúng tôi, Hà Văn Trí vui vẻ kể về cách làm ăn mới của mình.

Trí sinh năm 1984, ở xóm Sơn Hải xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn). Năm 2004, Trí thi đỗ Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh làm công nhân cho một công ty ở miền Nam, với mức lương 8 triệu đồng/tháng, và chính lúc này anh ấp ủ dự định sang Nhật Bản du học. Đến đầu năm 2011, anh làm thủ tục đi du học ở Nhật Bản. Nhưng do trục trặc về hồ sơ, nên chuyến đi tạm hoãn. Lúc này Trí gặp một người bạn quê ở Hà Giang, nghe kể về nghề chăn nuôi lợn gia công của gia đình bạn, Trí rất tâm đắc, liền bắt xe cùng bạn lên Hà Giang để học hỏi cách làm. Sau đó anh tiếp tục xuống Hà Nội tham quan học hỏi thêm một số mô hình trang trại chăn nuôi lợn gia công.

Nhận thấy đây là cách làm ăn mới, rất yên tâm cho người chăn nuôi và phù hợp với quê mình, Trí tìm gặp Công ty CP Việt Nam (Hà Nội) để hợp tác liên kết làm ăn. Được phía công ty chấp nhận, nhưng điều kiện bắt buộc là Trí phải đầu tư xây dựng chuồng trại và các thiết bị khác phục vụ chăn nuôi một cách đầy đủ, khoa học, theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật công ty. Khi đó, anh đang có trong tay 300 triệu đồng, chưa đủ với yêu cầu của công ty là phải xây dựng hoàn thiện hệ thống trang trại chăn nuôi đáp ứng về kỹ thuật, xấp xỉ 1 tỷ đồng. Quyết tâm làm, Trí gọi điện cho bạn bè đang làm ăn bên Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh nhờ giúp đỡ vốn.

Có vốn, Trí về quê tìm chọn mua một khu đất xa dân cư để xây dựng trang trại, và được người chú ruột bán cho 10 ha đất lâm nghiệp tại xóm Khe Sài với giá 800 triệu đồng mà không phải trả tiền ngay. Có đất, Trí bắt tay ngay vào công việc. Trước hết là mở đường cho xe ô tô ra vào, tiếp đó là xây dựng trang trại theo quy chuẩn.  Sau nửa năm xây dựng, 2 trại chăn nuôi lợn khép kín hoàn thành, có cả hệ thống hầm bi-ô-ga xử lý chất thải, và hệ thống ao thả cá xung quanh chuồng trại. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư xây dựng hết 850 triệu đồng.

 Hà Văn Trí chia sẻ: “Mô hình nuôi lợn gia công là hình thức hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp, theo phương châm 2 bên cùng có lợi. Các hộ dân đăng ký chăn nuôi lợn gia công chỉ phải chịu trách nhiệm đầu tư về cơ sở chuồng trại, công chăm sóc, còn doanh nghiệp sẽ đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, vắc xin phòng bệnh và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi. Với hình thức hỗ trợ như vậy, người chăn nuôi không bao giờ phải lo đầu ra cho sản phẩm”. Đầu năm 2012, công ty đối tác cung ứng giống lợn ngoại siêu nạc cho anh Trí nuôi.

Nhiệm vụ của anh  lúc này là lo nhân công chăn nuôi lợn và làm công tác phòng trừ dịch bệnh từ xa. Hình thức chăn nuôi lợn như thế này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về khâu phòng trừ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào. Nếu có người vào, trước hết phải thực hiện phun hóa chất khử trùng từ dày, dép, hoặc tắm hóa chất ngay từ ngoài cổng, trước khi tiếp xúc với trại lợn. Ngay cả việc nhiệt độ trong chuồng trại cũng phải luôn đảm bảo ổn định. Khi lợn đang nhỏ, nhiệt độ luôn ở mức 320C, khi lợn trên 30 kg, nhiệt độ luôn 280C. Do vậy, trong thiết kế chuồng trại, phải lắp đặt hệ thống giàn mát bằng nước và quạt gió. Một lứa lợn nuôi từ 4 – 5 tháng, nuôi đúng kỹ thuật, khi nhập chuồng mỗi con giống 4 – 6 kg, nhưng khi xuất chuồng, lợn đạt trọng lượng từ 90 – 120kg/con. Cách đây nửa tháng, anh Trí xuất chuồng lứa đầu cho công ty 590 con, được 63 tấn lợn hơi.

Theo đánh giá của công ty, với thời gian nuôi và trọng lượng lợn xuất chuồng như vậy là đạt yêu cầu. Sau khi xuất chuồng, công ty thanh toán tiền công, mỗi kg lợn hơi anh được hưởng 3.380 đồng, như vậy lứa lợn đầu anh có lãi gần 213 triệu đồng. Anh Trí cho biết, số tiền lãi đó, trừ mọi chi phí từ tiền thuê nhân công, tiền điện… hết hơn 50 triệu đồng, như vậy số tiền lãi thực của anh trong 5 tháng là 160 triệu đồng. Dự kiến, tới đây khi trại thứ 2  thả lợn, mỗi năm anh xuất chuồng 4 lứa lợn.

 Đánh giá về cung cách làm ăn của mình, anh Trí  nói: Mặc dù mới thu hoạch được lứa đầu, nhưng với cách làm ăn liên kết chặt chẽ giữa “2 nhà” sẽ mang lại sự bền vững lâu dài. Và điều khiến anh Trí thêm quyết tâm phát triển mô hình là đã được chính quyền địa phương từ huyện đến xã quan tâm tạo điều kiện. Sau khi được UBND huyện công nhận là trang trại chăn nuôi theo tiêu chí mới, anh được chi nhánh Ngân hàng Chính sách – Xã hội huyện   cho vay 100 triệu đồng để tiếp tục đầu tư vào trang trại. Sắp tới anh sẽ đầu tư khoảng 70 triệu đồng để xây dựng hệ thống phát điện bằng khí bi-ô-ga, nhằm giảm chi phí trong quá trình chăn nuôi lợn, vì chăn nuôi lợn gia công, hàng ngày phải sử dụng nguồn điện rất nhiều mới đảm bảo nhiệt độ trong chuồng trại.

Ông Lê Sỹ Hoàng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộc, cho biết thêm: Trên địa bàn xã, ngoài anh Hà Văn Trí, còn có anh Nguyễn Văn Huấn cũng chăn nuôi lợn gia công liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Từ hiệu quả của mô hình này, xã sẽ tổ chức cho các hội viên thuộc các tổ chức chính trị thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, để nhân rộng mô hình trên địa bàn, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đặc biệt là việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Với mức đầu tư như vậy, cùng với diện tích đất lâm nghiệp nhiều, trên địa bàn xã Nghĩa Lộc có khoảng 20 hộ có thể “liên kết” với doanh nghiệp để chăn nuôi lợn gia công. Còn theo bà Đặng Thị Thúy Hà – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn thì toàn huyện có gần 100 trang trại, gia trại; mỗi trang trại, gia trại có một cách làm khác nhau về cây trồng, vật nuôi, nhưng với trang trại chăn nuôi lợn gia công như ở Nghĩa Lộc là mô hình mới, rất nên có phương án nhân rộng, phục vụ mục tiêu chăn nuôi lợn hàng hóa theo hướng bền vững, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân.

Xuân Hoàng

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.