Theo kế hoạch, sau cuộc tiếp xúc mở màn, ông Samaras sẽ tiếp tục đàm phán với các quan chức từ nhóm "bộ ba" đang giám sát những nỗ lực cải cách của Hy Lạp. Hiện chính phủ liên minh gồm 3 đảng do ông Samaras đứng đầu muốn dừng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" bổ sung, mà chính phủ tiền nhiệm từng cam kết với các chủ nợ để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai.
Ông Samaras cũng như các đồng minh của ông muốn đàm phán lại thỏa thuận vay nợ trên nhằm tránh cắt giảm việc làm tại khu vực nhà nước và sẽ tập trung hơn vào thúc đẩy tăng trưởng thay vì các biện pháp khắc khổ.
![]() |
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. (Nguồn: Getty Images)
Trước đó, trong thông báo đưa ra ngày 4/7, Bộ Tài chính Đức cho biết nước này đã giảm một nửa dự báo về mức thâm hụt ngân sách trong năm nay, nhờ khả năng mau hồi phục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trước cuộc khủng hoảng nợ công ởEurozone.
Thông báo nêu rõ, nhờ sự phát triển thuận lợi của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là tình hình sáng sủa trên thị trường lao động, dự kiến thâm hụt ngân sách năm nay sẽ được cải thiện từ mức 1,0% GDP xuống còn 0,5% GDP, và điều này cho thấy trong năm nay Đức sẽ sớm đáp ứng được mục tiêu trung hạn xây dựng một cơcấu ngân sách gần với trạng thái cân bằng.
Theo quy định của EU, các nước Eurozone không được phép để thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP. Tuy nhiên, trong thực tế, mức quy định trần này thường bịvi phạm, làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần đang ngày càng phình to của các quốc gia.
Thông báo cũng cho biết, với tỷ lệ thất nghiệp đang ở các mức thấp kỷ lục, ngân sách cho phúc lợi xã hội của Đức dự kiến sẽ dư thừa trong năm nay, trong khi ngân sách của các địa phương cũng sẽ dồi dào hơn.
Tình hình tài chính của chính quyền liên bang, các bang và các tỉnh -thành dự kiến sẽ tiếp tục được cải thiện trong vòng vài năm tới, vì vậy Đức có thể đạt được một ngân sách cân bằng vào năm 2014./.