Kết cục nào cho Ukraina, Nga và EU?

03/12/2014 07:08

(Baonghean) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về việc đình chỉ dự án hợp tác xây dựng đường dẫn khí đốt giữa Nga và Italia hôm thứ hai. Có vẻ như đây là một trong những biện pháp trả đũa đầu tiên của Moscow sau khi châu Âu đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này vì sự can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

(Baonghean) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về việc đình chỉ dự án hợp tác xây dựng đường dẫn khí đốt giữa Nga và Italia hôm thứ hai. Có vẻ như đây là một trong những biện pháp trả đũa đầu tiên của Moscow sau khi châu Âu đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này vì sự can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Dự án “South Stream” có trị giá khoảng 16 tỷ euro do Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga thực hiện sẽ cung cấp khí đốt cho châu Âu mà không cần qua Ukraina được bắt đầu từ tháng 12/2012. Với chiều dài 3600 km và có công suất ước tính khoảng 63 tỷ mét khối mỗi năm, đường ống này sẽ dẫn khí đốt từ Nga đến miền Nam của châu Âu thông qua Bulgaria.

TIN LIÊN QUAN

Một tòa nhà ở Donestk sau các cuộc pháo kích giữa quân đội Ukraina và lực lượng đòi ly khai hôm 1 tháng 12.   Ảnh: Eric Feferberg/AFP
Một tòa nhà ở Donestk sau các cuộc pháo kích giữa quân đội Ukraina và lực lượng đòi ly khai hôm 1 tháng 12. Ảnh: Eric Feferberg/AFP

Tuy nhiên, hồi tháng 6, Nga cáo buộc Liên minh châu Âu đã gây áp lực lên một số thành viên mà nhất là Bulgaria khiến cho các nước phải tạm ngừng tham gia vào dự án. Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/12, ông Putin tuyên bố: “Do chúng tôi vẫn chưa nhận được sự cho phép của Bulgaria và với tình hình như hiện nay, chúng tôi tin rằng Nga không thể tiếp tục dự án này”.

Ông Putin cho biết “thật là vô lý” khi tiếp tục chi “hàng triệu đô la” vào dự án “South Stream” đồng thời ông cũng chỉ trích mạnh mẽ việc EU xem bản hợp đồng của Gazprom vi phạm những nguyên tắc cạnh tranh tại châu Âu. Tổng thống Nga tuyên bố “Chúng tôi tin rằng quan điểm của Liên minh châu Âu không mang tính xây dựng. Thay vì ủng hộ dự án, Ủy ban châu Âu lại đi ngăn chặn nó. Và nếu như châu Âu không muốn xây dựng các đường ống dẫn khí thì nó sẽ không cần phải tồn tại”. Thậm chí, ông Putin còn đe dọa sẽ “chuyển hướng” phần năng lượng mà Nga cung cấp cho châu Âu sang các nước châu Á.

Trong khi quan hệ giữa hai “ông lớn” ngày càng trở nên căng thẳng thì tình hình chiến sự ở Ukraina lại có vẻ như đang chững lại. Hôm thứ ba ngày 2/11, quân đội ly khai tại khu vực Lugansk thông báo “các bên đã đạt được một số thỏa thuận ngừng bắn mới”. Lệnh ngừng bắn được ký kết hôm 29/11 giữa chính phủ Kiev và quân ly khai sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/12. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã xác nhận thông tin này.

OSCE cho biết, trong cuộc họp ngày 29/11 tổ chức tại Luganks, các bên đều đồng ý về một lệnh ngừng bắn cũng như sẽ bắt đầu việc rút các vũ khí hạng nặng kể từ ngày 6/12. Tuy nhiên, phát ngôn viên của quân đội Ukraina Andrii Lysenko cho biết ông không nhận được bất kỳ thông tin nào về lệnh ngừng bắn này. Sáng thứ ba, người ta vẫn nghe thấy tiếng súng trong khu vực sau một đêm thứ hai yên ắng ngắn ngủi.

Dường như, cuộc đối đầu giữa chính quyền Ukraina và quân đội ly khai hay giữa Nga và EU vẫn mãi không có hồi kết. Một thỏa thuận ngừng bắn mới tại miền đông Ukraina cũng không thể cải thiện được tình hình chiến sự tại khu vực cũng như không thể vãn hồi mối quan hệ đang ngày một “đóng băng” giữa Nga và EU.

Chu Thanh

(Theo LeMonde 2/12)

Mới nhất

x
Kết cục nào cho Ukraina, Nga và EU?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO