Kết hợp chăm sóc lúa xuân với phòng chống sâu bệnh hại

04/03/2012 15:14

(Baonghean) - Thời tiết đang ấm dần lên là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây trồng vụ xuân. Theo kiểm tra của ngành BVTV, hiện các đối tượng sâu bệnh đang phát triển khá mạnh, các địa phương cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng và có biện pháp xử lý kịp thời.

(Baonghean) - Thời tiết đang ấm dần lên là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây trồng vụ xuân. Theo kiểm tra của ngành BVTV, hiện các đối tượng sâu bệnh đang phát triển khá mạnh, các địa phương cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng và có biện pháp xử lý kịp thời.

P HÓ phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành - ông Nguyễn Văn Dương cho biết: Yên Thành hiện chỉ mới có khoảng 2 ha lúa nhiễm rệp, nằm rải rác ở các xã có diện tích lúa cấy sớm như: Phú Thành, Vĩnh Thành, Long Thành... với mật độ còn khá thấp. Tuy nhiên, hiện thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa, buổi sáng và tối âm u, sương mù, buổi trưa trời nắng là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh mạnh, đặc biệt, toàn huyện có tới trên 200 ha lúa BC 15 là giống lúa rất dễ nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung ở các xã Hoa Thành, Văn Thành....

Bởi vậy, hiện Yên Thành đang tập trung cho vấn đề phòng chống sâu bệnh hại. Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông và Trạm BVTV huyện hiện đang được tăng cường xuống các xã, phối hợp với địa phương bám đồng ruộng, điều tra theo dõi, đặc biệt trên các diện tích lúa BC15 và Khải phong 1 nhằm có những dự tính dự báo kịp thời để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ.

Bên cạnh đó, khuyến cáo nông dân tranh thủ thời tiết nắng ấm sau những ngày mưa rét kéo dài, tập trung ra đồng chăm sóc, làm cỏ, sục bùn, sử dụng phân bón hỗn hợp NPK để tăng sức đề kháng cho cây lúa, hạn chế sâu bệnh, đồng thời hướng dẫn bà con giữ đủ nước trên ruộng từ 3 - 5cm để vừa giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và đẻ nhánh. Năm 2008, diện tích lúa nhiễm lùn sọc đen ở Yên Thành khá lớn, và từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có hiện tượng lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen, nên huyện cũng rất tập trung vào phòngtrừ rầy - đối tượng được coi là tác nhân truyền bệnh nguy hiểm.


Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh đã gieo cấy vượt gần 1.000 ha lúa vụ xuân so với kế hoạch, hiện cây lúa đang ở thời kỳ bén rễ - đẻ nhánh rộ. Ngoài ra là khoảng 9.825ha ngô/15.000ha kế hoạch, 15.099ha lạc/21.665ha kế hoạch, tập trung chủ yếu tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ. Tuy nhiên, sau các đợt rét kéo dài, hiện thời tiết đang ấm dần lên, là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh và gây hại trên các loại cây trồng.

Tại các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Thành phố Vinh,... bệnh đạo ôn lá đã và đang phát sinh gây hại trên các giống BC15, Khải phong 1, Xi23, IR1820..., đưa diện tích nhiễm bệnh trên toàn tỉnh lên 28 ha, trong đó có 1,5 ha nhiễm nặng tại huyện Anh Sơn, tỷ lệ bệnh phổ biến 2 - 5%, nơi cao 15 - 20% và cá biệt có diện tích tỷ lệ bệnh lên đến 30 - 40% lá bị hại. Rầy nâu, rầy lưng trắng đã xuất hiện và gây hại trên một số diện tích lúa.

Bên cạnh đó, tại các huyện Nam Đàn, Đô Lương, TP.Vinh, tuyến trùng đã phát sinh gây hại trên 214 ha lúa vụ xuân với tỷ lệ phổ biến 3-5%, nơi cao 10-15%, cục bộ có vùng 30-40%. Do thời tiết âm u, tại các huyện Hưng Nguyên, Yên Thành, rệp xanh đã phát sinh gây hại cục bộ. Ngoài ra, chuột đã gây hại nhẹ trên 30 ha lúa gieo thẳng ở giai đoạn 3-5 lá tại huyện Nam Đàn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên 8ha tại huyện Anh Sơn, Tân Kỳ.... với mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 8-15con/m2.


Phó Giám đốc Sở NN và PTNT- ông Nguyễn Văn Lập cho biết: Sau các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, hiện thời tiết đang ấm dần lên, các loại rầy nâu, rầy lưng trắng sẽ phát sinh gây hại mạnh. Hiện trên đồng ruộng, mật độ rầy chưa cao, song đây chính là tác nhân nguy hiểm truyền bệnh lùn sọc đen, nên các địa phương, đặc biệt những vùng đã từng bị bệnh phải hết sức cảnh giác với đối tượng này. Cần diệt ngay khi có rầy, và nếu bệnh lùn sọc đen xuất hiện, dù mức độ chưa đáng kể cũng phải xử lý dứt điểm trong diện hẹp theo đúng khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thời tiết đang ấm dần, xen kẽ các đợt không khí lạnh và độ ẩm không khí cao, kết hợp với việc nông dân bón thúc đẻ nhánh là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là trên các chân đất cát pha, thịt nhẹ gieo cấy các giống nhiễm như BC15, Thiên nguyên ưu, Khải phong, Xi23, IR1820,... và trên những ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm. Các địa phương cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tập trung giám sát đồng ruộng, đặc biệt chú ý theo dõi các đối tượng như: rầy lưng trắng, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen,... để có biện pháp quản lý kịp thời.

Đối với bệnh đạo ôn lá: Trên những ruộng đã xuất hiện bệnh, trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển, bà con cần giữ đủ nước, tạm thời dừng bón thúc đạm, phân bón lá và tiến hành phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc như: Beam 75WP, Katana 20SC, Bump 650WP, Filia 525SE, Kabim 30WP, Fuji - o­ne 40WP, EC... theo liều lượng theo khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần hai sau phun lần một từ 5-7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiếp tục chăm sóc trở lại.


Phú Hương

Mới nhất
x
Kết hợp chăm sóc lúa xuân với phòng chống sâu bệnh hại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO