Khắc phục sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch
(Baonghean) Thực tiễn công tác quy hoạch đang đặt ra nhiều vấn đề từ khâu lập đề án đến quản lý, thực hiện. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, từ đó có những đề xuất sát thực, xác đáng với các cơ quan có thẩm quyền, vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có cuộc khảo sát thực tế ở một số ngành và địa phương trong tỉnh về các vấn đề liên quan.
(Baonghean) Thực tiễn công tác quy hoạch đang đặt ra nhiều vấn đề từ khâu lập đề án đến quản lý, thực hiện. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, từđó có những đề xuất sát thực, xác đáng với các cơ quan có thẩm quyền, vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có cuộc khảo sát thực tếở một số ngành và địa phương trong tỉnh về các vấn đề liên quan.
Công tác quy hoạch trong nhiều năm trở lại đây được các cấp, các ngành xác định là công tác phải đi trước một bước đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung, hoặc từng ngành, lĩnh vực hay từng địa phương. Tỉnh đã bám sát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch vùng, cộng với quy hoạch của từng bộ, ngành Trung ương để lập và phê duyệt các loại quy hoạch của tỉnh. Theo đánh giá chung, công tác lập quy hoạch ở Nghệ An cơ bản được thực hiện theo đúng trình tự, quy định.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007. Căn cứđịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, các huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể ngành, huyện cho thời kỳ 2006-2020. Cụ thể, đã lập và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng biển và ven biển Nghệ An đến năm 2020; quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị xã; quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc tỉnh quản lý giai đoạn đến năm 2020... Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh, các ngành và các địa phương cũng đã quan tâm rà soát, điều chỉnh các loại quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cấp huyện đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
Rõ ràng, nhờ làm tốt công tác quy hoạch, gắn với tập trung lãnh đạo, chỉđạo với nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó có giải pháp ưu tiên nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đến thời điểm này, Nghệ An đã tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục và bền vững. Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được lập và phê duyệt tạo cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm, làm căn cứđể kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng và từng lĩnh vực. Các quy hoạch đô thịđược lập đã định hướng phát triển không gian, các khu chức năng, bố trí kết cấu hạ tầng hợp lý tạo điều kiện cho đầu tư phát triển...
Tuy nhiên, công tác quy hoạch của tỉnh ta vẫn đang còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, quy hoạch chưa phù hợp, chưa đồng bộ, chưa thống nhất, rồi quy hoạch "treo",... Nguyên nhân của các vấn đề này, trước hết là do việc thu thập, phân tích, dự báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chất lượng một số quy hoạch chưa đảm bảo, nhiều dự án quy hoạch bị phá vỡ, phải điều chỉnh sau khi được phê duyệt thời gian rất ngắn. Sự phối hợp trong công tác giữa các ngành, các cấp có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Sự liên hệ, liên kết giữa quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành và quy hoạch ở từng địa phương chưa chặt chẽ.
Năng lực đội ngũ cán bộ, tư vấn làm công tác quy hoạch còn hạn chế, dẫn đến chất lượng quy hoạch chưa cao. Việc thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch chưa nhiều, dẫn đến một số quy hoạch chậm được thực hiện hoặc thực hiện phá vỡ quy hoạch, hay quy hoạch "treo". Nguồn vốn bố trí cho công tác lập quy hoạch hàng năm từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu (riêng năm 2011, nguồn vốn bố trí cho công tác quy hoạch là 35 tỷđồng và kế hoạch năm 2012 là 45 tỷđồng).
Đối với cấp huyện, nguồn ngân sách đầu tư cho công tác thực hiện quy hoạch và XDCB chưa có quy định cụ thể nên bịđộng và quá thấp so với mục tiêu đầu tư phát triển. Sự gắn kết giữa công tác quy hoạch và kế hoạch ởđịa phương chưa cao. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tưđược xác định trong quy hoạch đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhưng khả năng đáp ứng vốn có hạn nên bịđộng, kém khả thi. Đó còn có sự chồng chéo trong chỉđạo, tham mưu liên quan đến công tác quy hoạch...
Kết quả khảo sát về công tác lập, quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, huyện Diễn Châu mà Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh thực hiện vừa qua đang được Ban tổng hợp, đánh giá, nhìn nhận khách quan, biện chứng. Trên cơ sởđó, Ban sẽ kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ những vướng mắc nhằm đưa công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh ngày càng có chất lượng và tính khả thi cao; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Minh Chi