Khai thác cát sỏi trái phép ở Nghệ An: Vì sao khó kiểm tra, giám sát?

(Baonghean.vn) - Để một mỏ cát, sỏi được cấp phép thì phải có thủ tục điều tra, thiết kế và thẩm duyệt kỹ càng của cơ quan chức năng; quá trình khai thác phải được giám sát, quản lý chặt chẽ. Thế nhưng, thực tế khai thác cát, sỏi trên địa bàn Nghệ An đang bộc lộ nhiều bất cập, phát sinh hệ lụy khó lường.
Thực trạng đáng báo động
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh được nới lỏng hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu cát, sỏi ngày càng cao, trong đó, nhất là các huyện vùng trung du miền núi, nên hoạt động khai thác cát, sỏi vẫn diễn ra khá nhộn nhịp. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một mặt, các mỏ vẫn duy trì khai thác theo giấy phép; mặt khác cũng tranh thủ thu gom, khai thác các nguồn cát, sỏi...
Kiểm tra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Lam qua huyện Thanh Chương và Đô Lương. Ảnh: Nguyễn Hải
Kiểm tra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Lam đoạn qua huyện Thanh Chương. Ảnh: Nguyễn Hải

Tại huyện Thanh Chương, ông Trình Văn Bằng - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Đến thời điểm này, huyện chỉ có 7 mỏ cát, sỏi được tỉnh cấp phép và huyện không có điểm mỏ nào cả. Huyện đã và đang tích cực ra quân xử lý hiện tượng khai thác cát trái phép và khai thác không đúng quy định. Từ đầu năm đến nay, huyện đã xử phạt 1 vụ và tạm đình chỉ 1 vụ, cấp xã xử lý nhiều hơn.

Tuy nhiên, thực tế lại “phản ánh” khác: Mặc dù vẫn duy trì kiểm tra nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi ở huyện Thanh Chương vẫn còn không ít phức tạp. Chỉ 1 đoạn sông Lam chảy qua xã Thanh Chi (Thanh Chương) đã có 10 điểm khai thác cát, sỏi. Không những thế, các mỏ được cấp phép nhưng doanh nghiệp không khai thác đúng vị trí của mình mà lợi dụng sơ hở trong giám sát, quản lý của địa phương để khai thác cát ở vị trí khác. Vì lý do này mà gần 6 ha bãi bồi ngoài đê của xóm Chi Hồng, xã Thanh Chi đang đứng trước nguy cơ bị biến mất như trước đó của một số bãi bồi trên sông Lam ở huyện Thanh Chương. Nếu hiện tượng trên không kiểm soát được thì rất dễ làm thay đổi dòng chảy và gây sạt lở.
Mặc dù vẫn duy trì kiểm tra nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi ở huyện Thanh Chương vẫn còn không ít phức tạp. Ảnh: Nguyễn Hải
Mặc dù vẫn duy trì kiểm tra nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi ở huyện Thanh Chương vẫn còn không ít phức tạp. Ảnh: Nguyễn Hải

Quản lý, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi có nhiều cái khó vì “có cầu, ắt có cung”, nếu cấp phép quá ít thì khan hiếm cát khiến hiện tượng khai thác thổ phỉ, trái phép gia tăng. Ngược lại, nếu cấp phép nhưng không giám sát được thì các cơ sở lại lợi dụng giấy phép để thu gom hoặc hợp thức hóa cát, sỏi khai thác trái phép để bán. Hoạt động này nếu không được chấn chỉnh sẽ không chỉ nguy hại đến môi trường mà còn gây lãng phí tài nguyên vì giá bán quá rẻ.

Ông Nguyễn Hữu Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương chia sẻ

Huyện Tân Kỳ là một trong những địa bàn trọng điểm về khai thác cát, sỏi của tỉnh; toàn huyện có 16 mỏ được UBND tỉnh cấp phép và hơn chục điểm khai thác thuộc thẩm quyền quản lý của huyện.
Tính sơ bộ, công suất mỗi mỏ được giao khai thác khoảng trên 20 ngàn m3 cát, sỏi thì mỗi năm huyện Tân Kỳ có hàng triệu m3 cát, sỏi được hút dưới sông lên đem bán. Từ đầu năm đến nay, huyện đã phát hiện 3 trường hợp khai thác sai vị trí.
Việc khai thác cát, sỏi quá mức đã làm hệ thống đường sá giao thông liên xã, liên huyện (Tân Kỳ đi Thanh Chương) xuống cấp rất nhanh. Tuyến đường từ thị trấn vào các xã Tiên Kỳ, Nghĩa Đồng hay Tân Xuân không khó để nhận thấy hiện tượng các xe tải chở hàng chục tấn cát, sỏi qua lại, trong khi cầu, đường chỉ thiết kế chịu tải trọng trên dưới 10 tấn.
Trong khi đó, ở huyện Đô Lương, mặc dù cấp phép 8 mỏ nhưng chỉ cần cơ quan chức năng hay chính quyền địa phương lơi lỏng là hiện tượng khai thác trái phép lại tái diễn. Tình hình quá phức tạp đến mức một thành viên đoàn kiểm tra cấp huyện than phiền: Phương tiện và nhân lực kiểm tra thì thiếu nên không thể túc trực ngoài sông được. Không những thế, đoạn sông này giáp ranh với huyện Anh Sơn nên kể cả khi thấy tàu đậu đó nhưng cát khai thác ở đâu cần phải kiểm tra thực tế và chỉ cần tàu dịch sang khu vực được cấp phép là không xử lý được.
Thi công Kè đoàn qua xóm 5A, xã Bồi Sơn. Ảnh: Nguyễn Hải
Thi công kè đoạn qua xóm 5A, xã Bồi Sơn. Ảnh: Nguyễn Hải
Việc khai thác cát, sỏi ở dọc sông Lam phía trên Bara Đô Lương mặc dù chưa xảy ra hệ quả trực tiếp nào, nhưng hiện tượng sạt lở phía trên thuộc địa bàn xã Nam Sơn hay Bồi Sơn đã xảy ra. Tại khu vực xóm 5, xã Bồi Sơn, trước đây, xóm có bãi bồi sản xuất trên 3 ha đất ở ven sông Lam, nhưng do thay đổi dòng chảy và khai thác cát nên bãi cát này đã nhỏ dần và gần đây, dòng chảy nắn vào làng khiến huyện phải kiến nghị tỉnh xây dựng kè khẩn cấp. 
Làm gì để kiểm tra, giám sát?
Theo quy hoạch, hiện toàn tỉnh có gần 120 điểm mỏ cát, sỏi, trong đó, qua kiểm tra đợt cuối năm 2019 xác định mới chỉ gần một nửa được cấp phép mỏ và bến hợp pháp, còn lại là chưa đầy đủ thủ tục hoặc khai thác trái phép. Theo một số nhà quản lý, mặc dù việc cấp phép khai thác cát, sỏi trên địa bàn được thực hiện theo quy hoạch, nhưng việc toàn tỉnh có tới trên 120 điểm mỏ, trong đó Tân Kỳ 16 mỏ, Thanh Chương 7 mỏ, Đô Lương 8 mỏ là quá nhiều, nên rà soát để giảm xuống còn khoảng một nửa. 
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để một mỏ cát, sỏi được cấp giấy phép khai thác, các doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục và kèm theo đó là chi phí để duy trì hoạt động khai thác. Hiện thuế suất đánh vào giá cát, sỏi cũng cao so với giá bán thực tế nên có một số doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Tân Kỳ, Đô Lương dù được cấp phép nhưng không hoạt động được và phải bán lại cho doanh nghiệp khác. Điều đáng nói là số còn lại, để tồn tại, thay vì khai thác đúng giấy phép để giữ nguồn cát, sỏi lâu dài thì lấy số lượng khai thác để bù vào dẫn đến rất lãng phí tài nguyên.
Điểm tập kết và khai thác cát sỏi tại chân Rú Nguộc. Ảnh: Nguyễn Hải
Điểm tập kết và khai thác cát, sỏi tại chân Rú Nguộc. Ảnh: Nguyễn Hải

Một cán bộ huyện Tân Kỳ từng chia sẻ trăn trở với chúng tôi: Thực tế là các doanh nghiệp coi giấy phép chỉ là bình phong để hợp pháp hóa số cát, sỏi khai thác bất hợp pháp. Với trang thiết bị hút và khai thác cát công suất lớn, chỉ cần khởi động máy thì cát, sỏi tự khắc từ dưới lòng sông theo các vòi rồng sẽ đưa về bến tập kết, rất khó phát hiện được cát thực sự khai thác ở vị trí nào trên sông.

Bên cạnh đó, hầu hết các mỏ hay bến cát đều ở bờ sông, giao thông biệt lập nên chỉ cần một động thái kiểm tra của các cấp chính quyền địa phương là dừng lại; việc phát hiện và bắt quả tang rất khó. Năm 2019, nhờ lập đoàn liên tục kiểm tra trong suốt 6 tháng cuối năm nên đoàn liên ngành tỉnh mới phát hiện được một số cơ sở khai thác không đúng vị trí, điểm mỏ hoặc tịch thu được cát, sỏi trái phép kỷ lục.
Theo một thành viên đoàn kiểm tra, trên thực tế hiện tượng khai thác không đúng giấy phép còn nhiều nhưng đoàn chưa phát hiện được. Vì thế, tại kết luận kiểm tra, đoàn liên ngành đã đề xuất tỉnh phải tăng cường giám sát, quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi bằng hóa đơn. Theo đó, mỗi mỏ cát được cấp phép phải có 1 bến thủy nội địa và làm thủ tục thuê đất làm bến cát. Khi kiểm tra, nếu hóa đơn bán cát, sỏi vượt so với giấy phép thì phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị truy thu thuế hoặc tịch thu, đấu giá để bán.

Năm 2019 tỉnh và huyện mới kiểm tra, chấn chỉnh liên tục nên năm 2020 việc cấp mới mỏ cát, sỏi cũng hạn chế và chuyển sang cơ chế đấu thầu quyền khai thác. Cùng với tiếp tục kiểm tra, xử lý các vi phạm, các huyện đang đôn đốc để các điểm mỏ hoàn thành thủ tục thuê đất, rà soát để hoàn thiện thủ tục bến thủy nội địa cho các mỏ.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ

Khai thác cát  tại Nghĩa Đồng. Ảnh: Nguyễn Hải
Khai thác cát tại Nghĩa Đồng, Tân Kỳ. Ảnh: Nguyễn Hải

Trên cơ sở kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, năm 2020, tỉnh đang đôn đốc các cơ sở thuê đất làm bến cát và lắp đặt camera giám sát. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp ràng buộc về mặt kỹ thuật; về lâu dài, để hiệu quả thì hệ thống camera này phải được kết nối về trung tâm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh để theo dõi, giám sát. Bên cạnh đó, trên cơ sở tin báo của nhân dân, cần tăng cường sự hiện diện của các lực lượng chức năng trên các điểm khai thác cát, sỏi trọng điểm, đồng thời tăng cường giám sát tại các cửa mỏ, bến cát và trên các tuyến giao thông thì mới hiệu quả.

Cuối cùng, tỉnh cần rà soát để thắt chặt việc cấp phép khai thác, nếu đã cấp phép thì phải giám sát để đảm bảo khai thác đúng vị trí quy hoạch và công suất thiết kế. Làm được điều này, chúng ta không chỉ bảo vệ được nguồn tài nguyên lâu dài cho con cháu mà còn nâng dần giá trị cát, sỏi. Được biết, hiện nay do nguồn cát khai thác tại huyện Thanh Chương hay huyện Tân Kỳ khá nhiều và rẻ, nên cát, sỏi không chỉ bán trong tỉnh mà còn được chở đi các tỉnh khác nên rất lãng phí và cần giám sát chặt hơn.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.