Khám phá cộng đồng người Mông miền Tây Nghệ An - Bài 8: Những điều kiêng kỵ

(Baonghean) - Mỗi dòng họ người Mông có một điều kiêng kỵ riêng bắt nguồn từ những câu chuyện xảy ra trong dòng họ mình từ thuở xa xưa. Từ đó hình thành một nét riêng truyền từ đời này qua đời khác để giáo dục con cháu không được phạm vào những điều cấm ấy.

Cột cái và chiếc cầu thang
Một tối, chúng tôi ngồi trong nhà ông Và Xếnh Lù ở bản Thăm Hín (xã Nậm Càn), chợt thấy một cột nhà nhỏ nằm ngay giữ ngôi nhà như lung lay sắp gãy. Chiếc cột chỉ to bằng nắm tay người nhưng được ông Xếnh Lù dán lên tấm giấy thờ của người Mông. Tò mò, tôi định lại gần chiếc cột sờ xem sao thì được gia chủ ngăn lại: “Cái cột này tuy nhỏ thế nhưng là cột cái trong nhà của người Mông ta đấy. Khách ở ngoài vào không được đụng vào đó đâu. Đây là điều kiêng kỵ nhất của người Mông, họ nào cũng vậy thôi”. Lời cảnh báo của cụ Xếnh Lù khiến chúng tôi giật mình, hóa ra những đồ vật nhìn bề ngoài có vẻ tầm thường như vậy lại có một ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm linh của người Mông đến thế.
Cụ Và Xếnh Lù bảo: Cột cái ấy là nơi nương náu linh hồn của tổ tiên người Mông nên ngoài chủ nhà ra thì không ai được phép đụng vào nó. Kể cả con cái hay phụ nữ trong gia đình nếu vô tình đập phải chiếc cột ấy cũng phải thắp hương, thịt con lợn, con gà làm cúng để mong ông bà, tổ tiên mình thứ lỗi cho hành động vô lễ ấy. Vì vậy, bất kể ai là người ngoài nếu đập vào cột cái nhà hay chiếc xử ca đều phải chịu sự trừng phạt theo quy định của gia đình và dòng họ. Cụ Xếnh Lù cũng cho biết thêm, những cây cột hay bất kỳ chỗ nào trong ngôi nhà người Mông đều có thể đóng đinh nhưng riêng cột cái thì phải bất khả xâm phạm. Người Mông có một điều cấm kỵ lớn nhất là xúc phạm tổ tiên mình qua hành động đập vào cột cái nhà hay xử ca.
Cột cái trong nhà ông Và Lìa Nênh ở xã Nậm Càn (Kỳ Sơn).
Cột cái trong nhà ông Và Lìa Nênh ở xã Nậm Càn (Kỳ Sơn).
Mang theo những gì ít ỏi đã biết, chúng tôi tới nhà ông Bí thư xã Nậm Càn – Và Lìa Nênh. Ở cương vị Bí thư xã đã hơn 10 năm nhưng ông vẫn chân chất là một người Mông với những nét rất riêng chỉ có ở dòng họ Và. Qua câu chuyện, ông Và Lìa Nênh cho chúng tôi biết thêm, ngoài điều cấm kỵ về cột cái nhà và xử ca thì họ Và của ông còn có nhiều điều cấm kỵ khác so với các dòng họ người Mông trên địa bàn này. 
Chuyện kể rằng, ngày xưa dòng họ Và có một gia đình cưới về được một cô con dâu rất xinh đẹp. Ban đầu mọi chuyện diễn ra êm thấm, họ sống quây quần, hạnh phúc bên nhau như bao gia đình người Mông khác. Nhưng qua một thời gian, giữa bố chồng và cô con dâu xinh đẹp kia nảy sinh tình cảm. Và chuyện gì đến đã đến. Một ngày nọ, khi mọi người trong gia đình đều lên rẫy, ở nhà chỉ có ông bố chồng và con dâu, họ rủ nhau lên gác xép phía trên nhà làm chuyện loạn luân, phá hủy đạo lý tốt đẹp bao đời của dòng họ Và. 
Chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bà chị của ông bố chồng sinh nghi, phát hiện. Từ đó dòng họ có lệ kiêng con dâu trong dòng họ Và không bao giờ được bước chân qua chiếc cầu thang lên gác xép trên nhà và không được bước vào buồng ngủ của bố mẹ chồng, bố chồng cũng không được đặt chân tới phòng ngủ con dâu. Ai làm trái điều này sẽ bị mù mắt.
Quả chua trên núi và tim động vật
Trong chuỗi chuyện kể của cụ Lìa Nênh, chúng tôi thấy có một điều thú vị là việc ăn uống của dòng họ Và. Cụ Lìa Nênh cho biết, dòng họ Và có thể ăn bất cứ thứ gì lúc đói để có thể sinh tồn nhưng dù đói thế nào cũng không bao giờ ăn một thứ, đó là quả chua ở trên rừng. Người nào thuộc dòng họ Và vô tình ăn thứ quả này vào sẽ bị nôn thốc nôn tháo, phải cách mấy ngày sau mới ăn lại được cơm. Nếu cố tình ăn thứ quả này sẽ bị mù hai con mắt.
Không biết điều cấm kỵ này có đúng với tất cả các trường hợp của người Mông họ Và hay không nhưng câu chuyện mà cụ Lìa Nênh kể cho chúng tôi nghe thì quả thật là một điều thú vị. Câu chuyện rằng: Có một năm nọ, trời làm hạn hán, khắp nơi xảy ra mất mùa, đói khát. Dòng họ Và cũng chịu chung cảnh ấy nên mọi người rủ nhau lên rừng tìm bất cứ thứ gì về để có thể chống chọi lại cái đói trước mắt. Có hai cha con nhà họ Và lang thang trên rừng ròng rã hai ngày trời mà vẫn không tìm ra được một chút gì cho vào bụng. Đang đi, chợt đứa con gái kêu lên: “No chi, no chi” (ăn quả chua, ăn quả chua). Nhưng thật trớ trêu, đang cơn đói, người cha thần hồn nát thần tính nghĩ rằng, chẳng lẽ đói quá nên con ta muốn ăn thịt ta sao? (Trong tiếng Mông, “chí” là cha, còn “chi” là một loại quả chua trên rừng, cách phát âm gần giống nhau). Nghĩ xong ông quay lại lấy một khúc cây ven đường đánh chết đứa con gái tội nghiệp.
Sau khi đứa con gái chết đi, ông ngửa mặt lên trời kêu than cho số phận bất hạnh của mình. Nhưng ông thật không ngờ, phía trên đầu ông là một chùm quả chua đang độ chín mọng ngon lành. Ông hiểu rằng mình đã sát hại đứa con vô tội. Về nhà, ông quỳ xuống trước mặt anh em họ hàng để xin chịu sự trừng phạt. Nhưng biết ông nhầm, vả lại cũng đã chịu sự trừng phạt quá lớn của tòa án lương tâm nên ai cũng cảm thông và tha thứ cho ông. Nhưng cũng từ đó, dòng họ Và có một quy định trong lúc ăn uống là không bao giờ được ăn quả chua trên rừng.
Chúng tôi vào Na Ngoi, vượt qua con đường nhỏ khúc khuỷu đến với bản Huồi Xài, nơi có dòng họ Già đang sinh sống. Tại đây, chúng tôi được nghe con cháu dòng họ Già nói rằng, dù trong trường hợp nào người họ Già cũng không bao giờ ăn tim động vật. Theo Trưởng bản Già Bá Bì, khổ nhất là những lúc đi ăn cỗ ở các nơi khác, người lớn tuổi có thể nếm một tí hay ngửi mùi là biết thức ăn này có tim động vật hay không để tránh nhưng những người trẻ tuổi thì rất khó phân biệt. Nếu người họ Già nào vô tình ăn phải tim động vật sẽ bị nôn thốc nôn tháo, mấy ngày sau mới chỉ uống được nước chứ chưa ăn được cơm. Bởi vậy, người họ Già rất sợ ăn uống chung với các dòng họ khác.
Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa về điều này, chúng tôi được nghe câu chuyện từ Già Bá Bì như sau: Ngày xưa, khi họ Già còn định cư bên vùng đất của Trung Quốc, đời sống ấm no nên nhân dân trong họ thường tổ chức cúng bái để tạ ơn tổ tiên. Một ngày nọ, dòng họ Già làm lễ cúng, cả họ mổ một con trâu rất to. Thông thường, khi cúng họ lấy lục phủ ngũ tạng (chỉ trừ lại ruột và dạ dày) của các loài động vật dâng lên bàn thờ. Tuy nhiên, khi cho tim con trâu vào nồi nấu, họ để lẫn vào với các bộ phận khác nên khi đưa ra cúng thì thấy thiếu mất một miếng. Nghi cho đứa trẻ đứng gần nồi lấy ăn, cả họ tức giận vì đứa bé dám xúc phạm đến ông bà, tổ tiên họ Già. Mọi người bàn nhau giết đứa trẻ lấy tim để cúng, thay cho tim con trâu bị mất. Nhưng khi đứa trẻ bị giết xong, một người trong họ kêu lên hoảng hốt: “Tim đây rồi, tim đây rồi”. Hóa ra, miếng tim trâu nằm sát tận đáy nồi nên họ không thấy, và thế là đứa trẻ bị chết một cách oan ức. Cả họ Già xấu hổ, không ai nói được câu nào. Họ họp lại với nhau tuyên bố, từ nay trở đi, người họ Già không được ăn tim động vật, người nào phạm vào điều cấm sẽ bị mù cả hai mắt.
Câu chuyện này tương tự câu chuyện chúng tôi được nghe về dòng họ Lỳ ở Mường Lống. Chỉ khác một điểm là người họ Lỳ kiêng không ăn lá lách của động vật. Như vậy, có thể nói rằng, những kiêng kỵ của người Mông trong đời sống hiện nay đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Điều này thể hiện một quan niệm hết sức đặc trưng của người Mông là giữ gìn sự trong sáng cho dòng họ. 
Đào Thọ - Hữu Vi

tin mới

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.