Khám phá kiến trúc độc đáo ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất xứ Nghệ

Minh Châu - Vũ Thảo

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tọa lạc tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Lam Sơn là ngôi chùa thuần gỗ lớn nhất của xứ Nghệ. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, du khách gần xa.
Ngày 8/11/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4446/QĐ-UBND-NC về chấp thuận phục hồi cơ sở Phật giáo chùa Lam Sơn. Theo đó, ngày 19/11/2013 UBND tỉnh đã có Quyết định số 5472/QĐ-UBND-ĐTXD phê duyệt quy hoạch chi tiết về xây dựng chùa với tổng diện tích đất được quy hoạch 5.482,37m2, trong đó diện tích xây dựng chùa là 1.961,38m2. Ảnh: Minh Châu

Ngày 8/11/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4446/QĐ-UBND-NC về chấp thuận phục hồi cơ sở Phật giáo chùa Lam Sơn. Theo đó, ngày 19/11/2013 UBND tỉnh đã có Quyết định số 5472/QĐ-UBND-ĐTXD phê duyệt quy hoạch chi tiết về xây dựng chùa với tổng diện tích đất được quy hoạch 5.482,37m2, trong đó diện tích xây dựng chùa là 1.961,38m2. Ảnh: Minh Châu

Với những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ Ninh Bình, chùa Lam Sơn được xây dựng theo kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Đây là kiểu kiến trúc chùa chiền phổ biến của đồng bằng Bắc bộ. Ảnh: Minh Châu
Với những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ Ninh Bình, chùa Lam Sơn được xây dựng theo kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Đây là kiểu kiến trúc chùa chiền phổ biến của đồng bằng Bắc bộ. Ảnh: Minh Châu 
Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim và gỗ sến được nhập khẩu từ châu Phi với tổng khối lượng khoảng 1.200m3. Riêng khu nhà thờ Tổ được làm hoàn toàn bằng gỗ kiền kiền. Trong đó cột gỗ cao nhất là 7,58m, đường kính tất cả các cột là 55cm. Ảnh: Minh Châu

Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim và gỗ sến được nhập khẩu từ châu Phi với tổng khối lượng khoảng 1.200m3. Riêng khu nhà thờ Tổ được làm hoàn toàn bằng gỗ kiền kiền. Trong đó cột gỗ cao nhất là 7,58m, đường kính tất cả các cột là 55cm. Ảnh: Minh Châu

Tọa giữa sân chùa là bức tượng đá Phật Di Lặc khổng lồ, được chế tác từ một khối đá nguyên Corundum sapphire nặng hơn 120 tấn. Với sự chế tác khéo léo của các nghệ nhân ở Đà Nẵng, sau hơn 6 tháng triển khai tạc hình, bức tượng đá Phật Di Lặc được hoàn thành, nặng hơn 60 tấn, cao 3,2 mét. Bức tượng được đặt trên một chiếc bệ đúc từ 30 khối bê tông. Ảnh: Minh Châu

Tọa giữa sân chùa là bức tượng đá Phật Di Lặc khổng lồ, được chế tác từ một khối đá nguyên Corundum sapphire nặng hơn 120 tấn. Với sự chế tác khéo léo của các nghệ nhân ở Đà Nẵng, sau hơn 6 tháng triển khai tạc hình, bức tượng đá Phật Di Lặc được hoàn thành, nặng hơn 60 tấn, cao 3,2 mét. Bức tượng được đặt trên một chiếc bệ đúc từ 30 khối bê tông. Ảnh: Minh Châu

Ngoài 2 pho tượng tiêu biểu là Phật Di Lặc và Phật Bồ Đề Đạt Ma thì chùa Lam Sơn còn có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao đồ sộ tọa lạc trên hồ nước trong xanh trước cổng chùa. Ảnh: Minh Châu

Ngoài 2 pho tượng tiêu biểu là Phật Di Lặc và Phật Bồ Đề Đạt Ma thì chùa Lam Sơn còn có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao đồ sộ tọa lạc trên hồ nước trong xanh trước cổng chùa. Ảnh: Minh Châu

Chùa gồm các hạng mục nhà thờ tổ; đại hùng bảo điện (hay còn gọi là Tam Bảo); hai bên là lầu chuông và lầu trống; tả hữu hành lang; cổng tam quan và các công trình phụ trợ khác. Công trình này có tổng kinh phí 50 tỷ đồng, nguồn lực từ xã hội hóa. Ảnh: Minh Châu

Chùa gồm các hạng mục nhà thờ tổ; đại hùng bảo điện (hay còn gọi là Tam Bảo); hai bên là lầu chuông và lầu trống; tả hữu hành lang; cổng tam quan và các công trình phụ trợ khác. Công trình này có tổng kinh phí 50 tỷ đồng, nguồn lực từ xã hội hóa. Ảnh: Minh Châu

Lầu chuông - một trong các hạng mục công trình trong quy mô kiến trúc của chùa Lam Sơn. Ảnh: Minh Châu

Lầu chuông - một trong các hạng mục công trình trong quy mô kiến trúc của chùa Lam Sơn. Ảnh: Minh Châu

Chuông đồng có khối lượng 12 tấn được đúc ngay tại chùa Lam Sơn. Ảnh: Minh Châu
Chuông đồng có khối lượng 12 tấn được đúc ngay tại chùa Lam Sơn. Ảnh: Minh Châu
Chùa Lam Sơn được xây dựng từ thời kỳ Lê Trung Hưng năm 1712. Thời bình chùa là nơi che chở người tu hành, là nơi cầu an cho nhân dân nơi đây. Trong thời kỳ kháng chiến, chùa trở thành nơi diễn thuyết, tổ chức các cuộc mít tinh, kêu gọi nhân dân tham gia kháng chiến. Ảnh: Minh Châu

Chùa Lam Sơn được xây dựng từ thời kỳ Lê Trung Hưng năm 1712. Thời bình chùa là nơi che chở người tu hành, là nơi cầu an cho nhân dân nơi đây. Trong thời kỳ kháng chiến, chùa trở thành nơi diễn thuyết, tổ chức các cuộc mít tinh, kêu gọi nhân dân tham gia kháng chiến. Ảnh: Minh Châu

Chùa Lam Sơn sau khi phục dựng, tôn tạo là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật, là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Minh Châu

Chùa Lam Sơn sau khi phục dựng, tôn tạo là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật, là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Minh Châu

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.